Dec 8, 2011

Tết nhất… rõ khổ ! truyện ngắn của Võ mạnh Hùng






Tết nhất…  rõ khổ!

Có lẽ từ lâu lắm, hai chữ “Tết nhất” là câu cửa miệng ng ư ời ta th ư ờng nghe mỗ khi xuân về tếtđến.  Nhớ lại hồi tôi còn bé, chừng 8, 9 tuổi, mỗi khi gió đổi chiều mát lạnh, nắng trở nên dịu dàng và nhạt màu trên những mái “tole” lụp xụp của cái chợ bé xíu tr ư ớc cửa nhà tôi; là khi  những cánh én chao nghiêng vui vẻ trong chiều ba mươi tết rất yên bình và rộn rang; cũng là lúc bà trùm họ của cái giáo xứ Lạc Quang bé xíu nằm bên QL4 dẫn vào Sài Gòn,  c ư ời rạng rỡ với hàm răng đen bóng “thiếu vắng” của bà, lễ mễ với cái khay có cặp bánh ch ư ng xanh óng trịnh trọng đặt lên bàn nhà tôi:
-         Ối giời ôi! Tết nhất mà bà “Đại!”

Câu “cảm thán” vui vẻ ấy đ ư ợc thốt ra khi mẹ tôi từ chối theo phép lịch sự cái món quà cuối năm đầy hấp dẫn, rất “đậm đà bản sắc dân tộc” (tuy mẹ tôi tuổi còn nhỏ, chỉ trong ngoài 30, nh ư ng “danh chức” thì to nhất làng vì bố tôi mang lon đại úy, mỗi khi về nhà lính tráng tiền hô hậu ủng oai ra phết!)  Phải nói rằng ngay lúc đó, tôi thấy bà trùm họ thật dễ th ư ơng và rạng ngời hạnh phúc vì đ ư ợc cho đi cái mà bà ta vẫn tự hào là ngon nhất làng kia.  Chả bù t h ư ờng ngày bà nắm lấy tai tôi la toáng lên:
- Này nhá! cậu cả mà còn bắn vỡ rơi rụng thế này thì tôi mách bà “Đại” đánh vỡ mông cậu ra đấy nhá! nhá…! 

Thế thì “Tết nhất” chứ không phải “Tết nhì” hay “Tết ba.”  Mà thật ra thì ngoài Tết Nguyên đán vào mùa xuân (đầu năm âm lịch) chúng ta còn Tết Đoan ngọ (mùng năm tháng năm âm lịch), 
Tết Trung thu (vào rằm tháng tám âm lịch) những cái “Tết” có lẽ là của ng ười Hoa thâm nhập vào nước ta hồi nảo hồi nào.  Rồi lại thêm những cái “Tết” tự biên tự diễn nh ưnhững năm sau 1975 ng ười ta gọi ngày “20 tháng 11” (D ương lịch) là “Tết Thầy;” ngày “Tết Cha”…
và có lẽ còn nhiều kiểu cách nói khác nữa của nền báo chí hiện đại quốc nội…Quay trở lại với “Tết nhất,” vậy tại sao lại là nhất?  Tôi ch ưa nghe ai gọi Tết Đoan ngọ là “Tết nhì,” hay Tết Trung thu là “Tết ba” - kể cả An-nam lẫn Trung Hoa.  
Nh ư vậy có phải dân ta muốn ám chỉ rằng Tết ấy (Nguyên đán) là duy nhất? Chỉ có một mà thôi (Tết ta mà lỵ?) không phải Tết Tầu (mà thực ra là Tầu 99%) là cái Tết mà dân ta, cả n ước, trăm họ, kể cả triệu triệu “khúc ruột ngàn khơi” nôn nao, mong chờ, hồi hộp, âu sầu (!)  khi xuân lò dò đến bên thềm…

Nói đến Tết thì thể nào cũng phải nói đến bánh ch ưng, bánh tét, d ưa hành, củ kiệu, thịt kho tầu (lại Tầu!)  Mà cái vụ thịt kho (tầu) nhừ tử với n ước dừa  hột vịt, đôi lúc biến chiêu (?) với hột vịt muối và thể hiện thêm tính “hiện đại” bằng cách cho thêm vài chai “Coca-cola” thay cho n ước màu (vì sợ ung th ư?)

Và gọi cái “hỗn hợp” ấy là thịt kho “tầu” thì dân ta quả là rất sáng tạo!  Khâm phục thay! Thế thì “Tết nhất” cũng có thể là lần duy nhất đ ược dịp “xả láng” ăn nhậu, ăn không kiêng, là dịp để dân ta xài sang nhất, diện đồ kẻng nhất, nhậu lu bù nhất (ít ra là ở quốc nội?) xác pháo tr ước sân nhà nhiều nhất (xả rác cũng nhiều nhất) cái gì cũng nhất tuốt tuồn tuột đều đem ra cho bà con làng nước chime ngưởng lé mắt chơi! Nói đến đây tôi lại nhớ những cái tết sau 1975. 

Chả là vào dịp tết thì hợp tác xã th ường phân phối những mặt hàng “xa xỉ” cho bà con dân phố nh ư vải quần (năm ấy là vải “jean”) vải  áo “chemise cotton,” thuốc lá “Xuân Mới” bao bạc, “Sông Cầu” thơm lừng mùi “vani,” r ượu “Lúa Mới”…, những mặt hàng gia dụng th ường ngày ít thấy nh ư “phích” n ước (bình thủy) ly chén v..v..

Cái tết năm ấy tôi còn nhớ sáng mùng một ra đ ường thì thấy nhiều ng ười mặc đồ giống mình quá (bây giờ gọi là “đụng hang”).  May mà tôi đã chơi mấy cái nẹp túi màu đỏ cho khác một tí!

Còn áo của các cô các bà thì tuyền là mầu hồng và vàng nhạt! Thế mới biết, những  cái gì hạng nhất thì dân ta để dành đến Tết.  “Tết nhất mà lỵ,” hay là “vui nh ư tết.” Thế nh ưng cũng th ường nghe “Tết nhất … rõ khổ” khi phải móc túi trả tiền gửi xe gấp năm, m ười lần; tô phở gấp đôi tiền vì “Tết nhất mà lỵ!?”

 hay là lúc phải chen chúc dài ng ười hàng giờ trong siêu thị; hay nhìn thấy xấp bao lì xì phải bỏ tiền vào và ca cẩm “bà con họ hàng chả chịu chấp hành kế hoạch hóa (gia đình) gì cả!” Thật là rõ khổ chứ lỵ!

“Tết nhất” cũng có thể là để chỉ thời điểm đầu tiên của một năm âm lịch, khởi đầu cho mùa xuân mặc dù mùa xuân của Sài gòn chằng khác mùa hè là mấy! Nhắc đến cái sự “khởi đầu” này tôi bổng nhớ có năm dân ta lại bắt đầu sớm hơn Trung Hoa một ngày, vừa xong ngày 29 tháng chạp âm lịch lại đến ngày 30 rồi mới đến mồng một.

 Tính ra là họ “lời” thêm đ ư ợc một ngày tết (nh ư  thằng con tôi nói một cách tiếc rẻ).  Tôi hỏi một vài ng ư ời thì đ ư ợc trả lời rằng những nhà “lịch học” thông thái của chúng ta đã tính đúng tính đủ, tính chính xác nên thằng con tôi thiệt mất một ngày Tết!

Quả là Tết ta ấy chứ, cũng phải khác thiên hạ nhẩy (!?)Mùa xuân, khởi đầu của sức sống, của hy vọng,của những toan tính, những dự định, khởi đầu của những ư ớc mơ.  Ng ư ời ta vẫn th ư ờng nói

-         Năm  nay tui nhất quyết  phải tập thể dục, phải giảm mập 5kg
-          Năm nay tui phải đ ư ợc lên l ư ơng (cái này còn tùy sếp!), phải đổi xe, phải có ng ư ời “iêu…”  hay cụ thể hơn “ra giêng anh c ư ới em…” chẳng hạn.

Hay nói theo cung cách “nhà quan” nh ư :
-   Năm mới thắng lợi mới! Năm mới tiến bộ hơn năm cũ!?

Hoặc theo phong cách doanh nhân:
- Năm mới tiền dzô nh ư  n ư ớc! (Trời ạ! N ư ớc bây giờ thì vàng chạch.  Thỉnh thoảng sáng ra đ ư ợc ông Thủy cục tặng cho một thùng cà phê đen - thật sự - tá hỏa!)

Hay nh ư nhỏ cháu tôi  ư ớc ao:
-         Năm mới con “ư ợc” lên lớp.  Cô giáo con hông “ánh” con!

“Tết nhất,” bắt đầu bằng những niềm mơ ư ớc nh ư  cháu tôi, sự mong mỏi về hạnh phúc, có thể là vật chất  hay tinh thần của một con ng ư ời, một gia đình và có khi là của cả một dòng tộc, dân tộc hay cả n ư ớc chứ chẳng chơi…

Đến đây tôi thấy thật là khâm phục và ng ư ỡng mộ dân ta quá thể!  Chỉ hai chữ đơn giản mà hàm chứa quá ư  súc tích, nói lên đ ư ợc nhiều điều, diển tả đ ư ợc nhiều trạng thái nh ư  một hình-dung-từ rất rộng mà lại sâu sắc (sic!)Với cái sự hiểu biết  sâu sắc cở cơi đựng trầu của ngoại tôi, cái sự hiểu biết ngó lên trời tròn vành vạch cở miệng giếng khơi nhà nội (cái này hơi “nổ” vì nhà  nội tôi không có giếng!)  Tôi đã mạn phép lạm bàn về “Tết nhất, xuân thì” đủ thứ.  Thôi thì để xem chơi ba ngày  tết…

Ủa! Mà hình nh ư  có tiếng la của “ai” ở d ư ới bếp, nồi thịt kho “dân tộc và hiện đại” của “nhà tôi” hình nh ư  đang bị “điện hại” thì phải. Lúc này “gas” mắc quá nên chuyển h ư ớng “triển khai” sang bếp từ.  
Vậy là đành phải chấm dứt tại đây.  Ch ư  huynh nào có cao kiến gì thì hẹn năm sau ta bàn tiếp vậy. 
“Tết với nhất… rõ khổ.”

VMH – Xuân Tân Mão  2011.

0 nhận xét:

Post a Comment