Apr 27, 2012

13 ngành học có ích nhất nước Mỹ - The Daily Beast



13 ngành học có ích nhất nước Mỹ

26/04/2012 22:40

(TNO) Cùng với danh sách 13 ngành học vô ích nhất nước Mỹ, The Daily Beast đã công bố 13 ngành học có ích nhất nước Mỹ, dựa vào các số liệu lao động và việc làm.



Tương tự như danh sách trước, lần này The Daily Beast tiếp tục dựa vào nghiên cứu mới từ Trường đại học Georgetown, vốn sử dụng dữ liệu trong hai năm qua để xác định triển vọng của vô số ngành học.

The Daily Beast cũng sử dụng dữ liệu từ Cục Thống kê Lao động Mỹ để xác định tỉ lệ thất nghiệp hiện tại và tương lai, cùng với việc thu nhập tiềm năng để đưa ra bảng xếp hạng dựa vào các hạng mục dưới đây:

- Tỉ lệ thất nghiệp của sinh viên mới tốt nghiệp

- Tỉ lệ thất nghiệp của sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm

- Thu nhập của sinh viên mới tốt nghiệp

- Thu nhập của sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm

- Tăng trưởng việc làm dự kiến từ 2010 đến 2020

 Y tá, điều dưỡng có tỉ lệ thất nghiệp khá thấp - Ảnh: Reuters




















1. Y tá, điều dưỡng

Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp: 4%

Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm thất nghiệp: 1,9%

Thu nhập của sinh viên mới tốt nghiệp: 48.000 USD/năm

Thu nhập của sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm: 64.000 USD/năm

Tăng trưởng việc làm dự kiến: 26%

Nghề nghiệp liên quan: Y tá, điều dưỡng

2. Kỹ sư cơ khí

Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp: 8,6%

Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm thất nghiệp: 3,8%

Thu nhập của sinh viên mới tốt nghiệp: 58.000 USD/năm

Thu nhập của sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm: 86.000 USD/năm

Tăng trưởng việc làm dự kiến: 4%

Nghề nghiệp liên quan: Kỹ sư cơ khí

3. Kỹ sư điện tử

Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp: 7,3%

Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm thất nghiệp: 5,2%

Thu nhập của sinh viên mới tốt nghiệp: 57.000 USD/năm

Thu nhập của sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm: 90.000 USD/năm

Tăng trưởng việc làm dự kiến: 6%

Nghề nghiệp liên quan: Kỹ sư điện, điện tử

4. Kỹ sư dân dụng

Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp: 8,1%

Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm thất nghiệp: 4,5%

Thu nhập của sinh viên mới tốt nghiệp: 50.000 USD/năm

Thu nhập của sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm: 81.000 USD/năm

Tăng trưởng việc làm dự kiến: 12%

Nghề nghiệp liên quan: Kỹ sư dân dụng

5. Khoa học máy tính

Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp: 7,8%

Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm thất nghiệp: 5,6%

Thu nhập của sinh viên mới tốt nghiệp: 50.000 USD/năm

Thu nhập của sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm: 81.000 USD/năm

Tăng trưởng việc làm dự kiến: 82%

Nghề nghiệp liên quan: Quản lý công nghệ thông tin

6. Tài chính

Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp: 6,6%

Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm thất nghiệp: 5,2%

Thu nhập của sinh viên mới tốt nghiệp: 44.000 USD/năm

Thu nhập của sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm: 72.000 USD/năm

Tăng trưởng việc làm dự kiến: 23%

Nghề nghiệp liên quan: Chuyên gia phân tích tài chính

Mỹ là quốc gia có thị trường tài chính sôi động -  Ảnh: AFP





















7. Tiếp thị và nghiên cứu tiếp thị


Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp: 7,3%

Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm thất nghiệp: 6%

Thu nhập của sinh viên mới tốt nghiệp: 37.000 USD/năm

Thu nhập của sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm: 65.000 USD/năm

Tăng trưởng việc làm dự kiến: 41%

Nghề nghiệp liên quan: Chuyên gia nghiên cứu thị trường

8. Toán học

Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp: 6,1%

Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm thất nghiệp: 5,1%

Thu nhập của sinh viên mới tốt nghiệp: 40.000 USD/năm

Thu nhập của sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm: 71.000 USD/năm

Tăng trưởng việc làm dự kiến: 16%

Nghề nghiệp liên quan: Nhà toán học

9. Kế toán

Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp: 6,8%

Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm thất nghiệp: 4,8%

Thu nhập của sinh viên mới tốt nghiệp: 43.000 USD/năm

Thu nhập của sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm: 65.000 USD/năm

Tăng trưởng việc làm dự kiến: 16%

Nghề nghiệp liên quan: Kế toán viên, kiểm toán viên

 Kế toán và kiểm toán luôn có mặt trong mọi hoạt động kinh doanh - Ảnh: AFP























10. Tiếng Pháp, Đức, Latin và các ngoại ngữ thông dụng

Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp: 7,9%

Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm thất nghiệp: 4,8%

Thu nhập của sinh viên mới tốt nghiệp: 32.000 USD/năm

Thu nhập của sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm: 50.000 USD/năm

Tăng trưởng việc làm dự kiến: 42%

Nghề nghiệp liên quan: Biên dịch và thông dịch viên

11. Thương mại đại cương

Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp: 7%

Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm thất nghiệp: 4,8%

Thu nhập của sinh viên mới tốt nghiệp: 37.000 USD/năm

Thu nhập của sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm: 60.000 USD/năm

Tăng trưởng việc làm dự kiến: 22%

Nghề nghiệp liên quan: Chuyên gia phân tích quản lý

12. Giáo dục tiểu học

Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp: 4,8%

Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm thất nghiệp: 3,4%

Thu nhập của sinh viên mới tốt nghiệp: 33.000 USD/năm

Thu nhập của sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm: 40.000 USD/năm

Tăng trưởng việc làm dự kiến: 17%

Nghề nghiệp liên quan: Giáo viên tiểu học và mầm non

13. Kinh tế học

Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp: 9,4%

Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm thất nghiệp: 5,7%

Thu nhập của sinh viên mới tốt nghiệp: 48.000 USD/năm

Thu nhập của sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm: 76.000 USD/năm

Tăng trưởng việc làm dự kiến: 6%

Nghề nghiệp liên quan: Nhà kinh tế học

TNO internet



Apr 26, 2012

Vũ Điệu Mê Hoặc của Những " Cánh cò '' Trắng




Posted: Apr 25, 2012 18:58:58

Vũ Điệu Mê Hoặc của Những " Cánh cò '' Trắng 



“Con cò” là bài thơ tiêu biểu cho một hồn thơ đầy chất triết lý và suy tưởng đã hoà làm một với những lời ca đẹp đẽ nhất ca ngợi tình mẹ, ca ngợi ý nghĩa của những lời hát ru với cuộc đời mỗi con người. Trong trang thơ Con cò của Chế Lan Viên đã đánh thức cánh cò yên ngủ, gọi cò về với những lời ru ấp ủ trong tâm hồn thi nhân .Để rồi qua lời ru của mẹ trên trang thơ, con cò bắt đầu đến với tuổi thơ diệu kì của đứa trẻ thật dịu dàng, êm ái niềm yêu thương tha thiết: 
“Con còn bế trên tay 
Con chưa biết cánh cò 
Nhưng trong lời mẹ hát 
Có cánh cò đang bay” 






















 












 



















 theo macdinhchireunion.net





Ai là người đẹp nhất thế giới?



(Dân trí) - Tạp chí People vừa công bố tên người được họ bình chọn là đẹp nhất thế giới năm 2012, đây là gương mặt quen thuộc trong làng giải trí - nữ ca sỹ Beyonce!





 


























http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=bnVUHWCynig
một bài hát của BEYONCE'









Năm ngoái danh hiệu này thuộc về Jennifer Lopez
Nữ ca sỹ vừa sinh con gái đầu lòng hồi tháng 1 đã lấy lại dáng cũ rất nhanh chóng sau khi sinh con


theo internet






Apr 25, 2012

những kiểu " mù "



những kiểu " mù "
"Người cũng như một con người chứ nhỉ ..."


Tính ích kỷ làm ta mù không thấy nhu cầu của tha nhân. 

Tính vô cảm làm ta mù không thấy những việc ta đã làm đau lòng tha nhân. 

Tính tự phụ làm ta mù không thấy tha nhân cũng có nhân phẩm như mình. 

Tính kiêu căng làm ta mù không thấy khuyết điểm của mình. 

Những thành kiến làm ta mù không thấy sự thật. 

Sự hối hả làm ta mù không thấy vẻ đẹp của vũ trụ chung quanh. 

Khuynh hướng duy vật làm ta mù không thấy những giá trị thiêng liêng. 

Sự hời hợt làm ta mù không thấy giá trị thật của con người và khiến ta hay lên án những người khác mình .

Khuyết danh ( internet )

Trần Đức (MDC 68-75) sưu tầm

Apr 22, 2012

QUỶ CỐC HỒI 38 OAN GIA NGỎ HẸP - THIÊN MA THẦN GIÁO

QUỶ CỐC HỒI 38     OAN GIA NGỎ HẸP - THIÊN MA THẦN GIÁO

Chương Lâm chạy cũng khoảng một canh giờ thì ra đến đường cái , con đường nhỏ lởm chởm đá và cỏ mọc rậm rì hai bên đường , Chương Lâm đi men theo con đường một hồi thì chàng thấy thấp thoáng những mái nhà đầu tiên , chàng dừng lại kiếm một gốc cây ven đường ngồi nghỉ . Nắn nắn cái “lời nhắn “ chàng bắt đầu “thấy” cái khó hiểu của câu chuyện này , thủ phạm cướp mất ống quyển của Bất Chấn Hạp chắc muốn đoạt lấy những thông tin về Thiên Ma , những bí mật võ công của Thiên Ma cũng như những thông tin riêng của Bất lão , và chắc chắn bọn này không hửu hảo với Thiên Ma Thần Gíao , nhưng Đại Pháp Tự , một môn phái từ trước đến giờ không hề có liên quan đến Thiên Ma thậm chí suýt trở thành kẻ thù ( nếu không có sự can gián của Đại Bất Tri Liễu Trường Giang năm xưa ) lại phải cất công khó nhọc đem cái ống quyển này đến Côn Luân đễ trao cho một kẻ mạo nhận chàng , quả là định Mệnh đã chơi khăm hắn , Chương Lâm thật là chàng đây đã cướp lại được bảo vật này , dù hôm đó chàng chỉ muốn do thám tình hình của liên minh Thượng đạo Diệt ma mà thôi …

Nhưng tại sao lại phải mạo nhận là chàng mà không phải là một người nào khác , hoặc giả không cần mạo nhận ai cả mà chỉ cần  biết mật ngữ là hai chữ  “Thiên Cung” là được , nếu như vậy thì Tommy Đại sư  à quên Tâm Minh Đại sư có đưa “lời nhắn” cho hắn không ?

Lại còn cái màn tự sát ghê rợn của hắn , không khác chút nào bọn hắc y khi đánh nhau với Hàn Cẩm Mục hộ giáo Thiên Ma và cả với chàng khi chàng và Thành Thư đang an táng cho Bất Chấn Hạp …

Ôi trời đất lại còn cái bọn gì...gì... à bọn Thiên Cung , cái bọn mà Tỳ Bà Am Chủ Mộc Sương Sương nội tổ của Thành Thư “yêu dấu” nhắc tới và cho là đại địch của Thiên Ma ?
Càng nghĩ chàng càng thấy rối rắm , thiệt là nhức đầu quá , bốn chữ “Thiên Cung Xuất Thế” mà tên hắc y đáp lại câu sấm truyền do Tâm Minh đưa ra để nhận biết “đối tác” , Chương Lâm cứ có cái cảm giác là những chữ đó dành cho chàng , muốn chàng nghe thấy , muốn chàng nhớ , hèn chi chàng cứ nhớ đến nó mãi …. 

Giòng suy nghĩ của Chương Lâm chợt đứt quảng vì có tiếng vó ngựa dồn dập từ phía thị trấn , Chương Lâm vội lăn ra phía sau gốc cổ thụ , chàng thấy một toán người mặc lam phục cởi những con ngựa màu nâu nhạt đang phi nhanh qua nơi chàng đang ẩn nấp , nhìn qua trang phục của những tay kỵ mã , chàng cứ ngờ ngợ , hình như là bọn Côn Luân thì phải …

Bọn chúng đi tìm ai vậy ta ? tìm mình chứ ai , Chương Lâm kết luận vội vàng , có lẻ chàng vẩn còn ấn tượng về những chạm trán với bọn Côn Luân hôm kia . Đợi cho bọn kỵ mã đi khuất , Chương Lâm đứng dậy , chàng đi chậm , cẩn trọng men theo những gốc cây bụi cỏ ven đường đi về phía thị trấn .

Đi chừng một khắc chàng lại thấy ngờ ngợ , con đường này , những mái nhà kia , lại một cái tửu quán nữa , sao thấy quen quen à , trời đất ! chàng la thầm , đây là cái trấn chàng dừng chân đễ chuẩn bị đột nhập Côn Luân chứ đâu !

Thì ra cái trấn này mấy hôm trước Chương Lâm đã nán lại một đêm một ngày , đợi cơ hội đễ “tham dự” thượng thọ Bành Khoái Hạc , vậy là chàng sẽ gặp lại Huyết Câu Tiển , chàng sẽ cùng nó đi lấy lại hành lý cùng thanh kiếm Thiên Ma …

Vừa mừng rở với việc phát hiện này thì Chương Lâm bổng hốt hoảng vì tiếng vó ngựa sau lưng dồn dập , chàng vội nép sát vào một ngôi nhà , chàng ngồi thụp xuống và hởi ôi , chàng chợt nhận ra mình còn mặc bộ đồ màu son thế mới chết chứ !

Qủa thật ba tên Côn Luân phi ngựa ào qua không đễ ý đến chàng , chúng chạy khuất về cuối con đường , Chương Lâm vẩn ngồi im , chàng đang suy tính , cần phải có một bộ quần áo khác , dĩ nhiên là chàng có nhưng nó nằm trong hành lý , nếu đi từ đây đến ngọn đồi nhỏ nằm phía cuối thị trấn nơi chàng chia tay Hắc Câu và dấu bọc đồ trong hốc một cổ thụ , thì khả năng bị phát hiện là có thể , chàng thừa sức hạ vài tên cao thủ Côn Luân  và thậm chí chàng có thể cho bọn chúng về với tằng tổ nếu chàng bị đe dọa tính mạng ( giáo quy Thiên Ma không cho phép  giết người nếu không bị đe dọa tính mạng , xem lại các hồi đầu ) nếu bọn chúng truy lùng chàng ắt hẳn bọn chúng đã phát hiện ra xác con Vạn Xuân độc xà , và chúng cũng đủ kiến thức như ông lão tiều phu đễ xác định tình trạng của chàng , và giờ đây bọn chúng đang khép vòng vây ? có thể lắm , chàng nhận định như thế , cẩn tắc cho chắc ăn .

Nhưng nếu đúng như chàng dự đoán thì đi khơi khơi trong cái trấn này thì nộp mạng là cái chắc , phải tìm lối khác . 
Nghĩ đoạn Chương Lâm liền men theo con hẻm nhỏ tí bên hông ngôi nhà chàng đang núp , đi lần lần ra phía sau là một khu vườn hoang xơ xác , gió đông thổi ào ạt , có lẽ trời chuyển về đông nên dân chúng cũng ít ra đường , bầu trời nặng nề xám xịt , chàng băng qua khu vườn tiến sâu vào cánh rừng thưa cây cỏ lúp xúp , vào đến bìa rừng Chương Lâm giở ngay khinh công chạy như ma đuổi , chẳng mấy chốc chàng đã thấy ngọn đồi nhỏ nằm ngay đầu phía bên kia thị trấn , gió lạnh làm chàng cảm thấy đói bụng , trời đất nhè lúc này mà chàng lại thấy đói bụng , tuy ruột gan cồn cào nhưng Chương Lâm vẩn cảnh giác đi nhè nhẹ theo những lùm cỏ đang sàn sạt theo ngọn gió thổi cấp tập vào mặt chàng .
Còn chừng một trăm thước chàng ngồi thụp xuống nghe ngóng ,không có gì , chàng nhìn gốc cổ thụ  , nó vẩn còn đứng đó , chưa biến thành bàn ghế gì cả , chàng lại nhìn quanh , ngọn đồi vẩn trọc lóc , trơ trọi không có vẽ gì là có hơi người , thế là chàng yên tâm , lại ngó quanh quất và chàng khẻ huýt sáo , lần thứ nhất không có động tỉnh của con huyết câu , chàng cảnh giác hơn , chờ một chút chàng lại huýt sáo … ồ không phải , chàng không huýt sáo , chàng đang phát ra tiếng dế kêu , thật là kỳ cục dế kêu vào chớm đông !

Vậy mà có kết quả , chàng nghe tiếng lọc cọc , tiếng phì phò , một giây sau con Huyết Câu Tiển của chàng xuất hiện , nó vừa nhác thấy chàng thì mừng rở hí vang một tràng . Trời đất ơi , chàng sợ xanh mặt , con Câu này coi chừng mày làm lộ hết thì mất công đánh đấm , rồi sinh ra đủ thứ chuyện nữa chứ . 
Cũng may chẳng có ai , Allah phù  hộ , đến giờ phút này thì chàng vẩn còn gặp may , Chương Lâm thót lên lưng con Huyết Câu , khẻ thúc nhẹ vào sườn nó , chàng lửng thửng tiến đến gốc cây , chàng vung tay ra một chiêu của Thiên Ma trảo công , thanh kiếm và bọc đồ bay vút ra khỏi hốc cây nằm gọn trong tay chàng , chàng thúc thêm một cái , lần này hơi mạnh , con Huyết Câu Tiển như hiểu ý chàng nó chồm hai chân trước lên ra điều khoái chí rồi tung vó ào đi như một cơn giông , chẳng mấy chốc đã đưa Chương Lâm ra đường cái , chàng thẳng tiến đi ngược lại con đường hôm trước , chàng sẽ ăn cơm tại một cái xóm nhỏ khác cách đây một canh giờ và chàng sẽ về lại Hắc Câu Nhĩ , về lại Thiên Sơn , gặp lại các em Vương Tường , Bất Yến , Thành Thư , chàng đã xong việc quan trọng là lấy lại được ống quyển của Bất Chấn Hạp , đã do thám thành công bọn Thượng đạo diệt ma à quên  bọn Diệt Ma Phù Chính mới đúng chứ .

Chương Lâm chạy một đổi thì chàng rẽ trái , con đường có vẽ quanh co hơn , hai bên là rừng tùng đang ngả nghiêng theo gió trôi tuột về phía sau lưng chàng . Cái xóm mà chàng tính nghĩ chân đễ ăn cơm đã thấp thoáng từ xa , một chút cảnh giác Chương Lâm cho ngưa đi chậm lại , lúc này chàng cần phải thay y phục , chàng nhảy một cái từ lưng ngựa lên ngay cái chảng ba của thân cây trước mặt , con huyết câu thấy chàng đã rời thân của nó thì cũng ngừng lại , Chương Lâm lẩn khuất vào những tàn lá , một chốc thì chàng đã thay đồ xong , thay đồ trên cây là tuyệt chiêu mà chàng mới “sáng chế” ra gần đây , nó giúp chàng có thể quan sát từ xa mọi thứ , ít ra là chàng cũng tin như thế …

Bây giờ thì Chương Lâm có thể đi vào xóm nhỏ này với tâm trạng tự tin hơn , chàng kéo chiếc khăn đen che một nữa khuôn mặt , như một thứ chống lại cơn gió lạnh mà những khách bộ hành vẩn thường làm . 
Chương Lâm lững thững đi vào xóm , buổi trưa xóm vắng , hầu như mọi người ở yên trong nhà , chàng dừng ngựa trước một cái quán nhỏ , gió thổi hun hút nên tay tiểu nhị kiêm chủ quán đang ngồi co ro sau chiếc quầy nhỏ xíu , hắn giương mắt lên nhìn chàng , không có vẽ gì là mừng rở , y chang như lần trước , Chương Lâm yên tâm hơn một chút nửa , chàng ngồi xuống một cái ghế đã cũ , nó kêu kẻo kẹt khi đón nhận cái thân to cao của chàng .Gả tiểu nhị đứng lên , hắn nói : 
_ Quan khách dùng gì , ở đây chỉ còn bánh bao …
Hắn bỏ lửng , Chương Lâm biết phải kêu món gì rồi : 
_ Cho tại hạ năm cái bánh bao không nhưn , thịt rừng và một bầu rượu nóng .

Tiểu nhị  quay vào sau khi dạ một tiếng chỉ đủ cho chàng nghe .
Chương Lâm chọn một cái góc khá kín đáo , mặc dù trong quán không có ai ngoài chàng , chàng cũng bảo tiểu nhị đem thóc cho con ngựa yêu của chàng , chắc mấy hôm nay “cậu chàng” chỉ toàn xơi cỏ rừng .

Chương Lâm không mất thời gian cho buổi ăn , chàng ăn loáng một cái là đã hết năm cái bánh bao , bầu rượu thì đã vơi quá nửa , lưng lưng bụng rồi Chương Lâm thấy khoan khoái , chàng muốn đi ngủ , ồ không được đâu , không thể ngủ lại ở đây , vẩn còn gần bọn Côn Luân quá , tuy thế chàng vẩn ngáp một cái rỏ to , tên tiểu nhị giương mắt nhìn chàng , hẳn là y đang chờ đễ nhận tiền của chàng , Chương Lâm vừa dợm đưa tay vào hầu bao để lấy vài mảnh bạc vụn thì chàng nghe từ xa có tiếng ngựa hí vang rồi tiếng vó ngựa phi nước sãi , Chương Lâm đặt ngay mảnh bạc vụn lên bàn , chàng bước nhanh ra cửa , con huyết câu vẩn còn đang nhấm nháp những hạt thóc trong chiếc máng của nó , khi Chương Lâm đưa tay gở sợi dây cương thì ba bóng ngựa cũng xuất hiện nơi đầu thôn ….

Chàng làm ra vẽ tự nhiên , vổ về con  hắc Câu rồi thót lên lưng nó , khẻ thúc nhẹ và lại lững thững đi như không quan tâm đến điều gì , có thật vậy không ? dĩ nhiên là không vì chàng đã nhác thấy ba bóng người kia dừng ngựa ngay trước cái quán nhỏ mà chàng vừa bước ra , Ô trời ơi , oan gia ngỏ hẹp  ! ba cái bóng đó không ai khác hơn lại là Tâm Minh đại sư và hai cao tăng của Đại sư …
Nhưng chàng còn kịp trông thấy một cái gì như là một người đang ngồi ngả nghiêng dựa vào lòng của một cao tăng , tên này mình mẩy máu me có vẽ như vừa bị loạn đao đã thương hay sao . Chương Lâm muốn quay đầu lại nhìn thử xem tên đó là ai , nhưng chàng không thể vì chàng đã giả tảng bỏ đi rồi , quay lại chắc tạo sự chú ý của Tâm Minh Đại Sư và ông phát hiện ra chàng chính là tên gian tế cả gan cướp “lời nhắn” của ông thì chắc là có huyết chiến  xảy ra , ông sẽ đòi lại cái “ lời nhắn “ thì lấy gì làm cái lý do đễ chàng quay về Thiên Ma thăm hai em và ghé qua Hắc Câu Nhĩ thăm “bà xã” Vương Tường  chứ ?

Chương Lâm thúc ngựa đi lửng thững về phía cuối xóm , cái xóm nhỏ tí chỉ có một cái quán thì chàng đã đi ra , bây giờ đi đâu nửa đây , vòng trở lại thì không được , đi luôn cũng không xong , mà chàng thì muốn xem coi chuyện gì đã xảy ra giữa Đại Pháp Tự và tên kia , tại sao hắn lại bị thương và được Đại Pháp Tự cứu chữa ?

Dịp may đây rồi ! Chương Lâm trông thấy một dược quán , chàng vội kìm con Hắc Câu ngay trước cửa , chàng xuống ngựa , cột sợi dây cương vào hàng hiên và bước vào dược quán . Một tên tiểu đồng đon đã chạy ra mời chàng ,một người ra dáng đại phu nhìn chàng từ trên xuống dưới , chắc hẳn đang dùng nhản quang chiếu xạ thân chủ lạ hoắc từ xa đến , đoạn đại phu cất giọng đặc sệt trà tầu hỏi chàng : 
_ Qúi quan khách cần bốc thang gì , cho quí quan hay người thân ? 

Chương Lâm trong phút chốc chẳng biết mình bị bịnh gì đễ bốc thuốc cho chàng  hay là một ai thân thiết , hay cho con ngựa của chàng , chàng hơi ngần ngừ , giả bộ ngó tới ngó lui những thảo dược đã được phơi cắt nằm trong những chiếc hộc ngay trước mặt chàng , vừa đảo mắt qua lại vừa khẻ liếc liếc ra đường xem coi các thầy trò Tâm Minh có đi qua chưa , Chương Lâm e hèm một tiếng , rồi lại ho khan hai ba tiếng , đại phu nghe chàng ho thì tỏ ra hiểu biết , nhanh nhảu phán : 
_ Lập đông hay bệnh , Kinh Phòng Bại Độc là bài thuốc mà quí quan cần đấy .

Chương Lâm thì chẳng nghe gì bài thuốc mà đại phu đang đọc to lên cho tiểu đồng bắc ghế lấy vị này thuốc kia , chàng quay trở ra nhìn xéo về phía tửu quán , lại giả bộ khạc một bãi đờm rõ to nhằm khẳng định bệnh trạng của mình cũng như tài chẩn bệnh thần sầu quỷ khốc của đại phu , đại phu hừng chí lại quát to tiểu đồng mau mau cân gói thang thuốc cho chàng .
Trả tiền xong , Chương Lâm thong thả bước ra khỏi dược quán , con Hắc Câu thấy chàng thì khẻ hí một tiếng , Chương Lâm nhìn qua quán rượu , à không biết các sư phụ Đại Pháp Tự có ăn chay không nhỉ , nếu có thì ăn bánh bao không nhưn chắc chỉ một loáng là xong .

Phước chủ may thầy , chàng vừa nghĩ xong thì thấy Tâm Minh bước ra trước theo sau hai cao tăng đang dìu tên bị thương máu me ra sau , có lẽ tửu quán cũng đã có chăm sóc chút ít cho hắn nên thấy hắn đã có phần sạch sẽ hơn , Chương Lâm giả bộ lần lửa , chàng uể oải hờ hửng tháo dây cương con Hắc Câu , xem bộ dạng chàng như đại hiệp đau ban mới mạnh , tiểu đồng thấy thế lật đật chạy ra tỏ ý muốn dìu chàng lên ngựa , chàng khoát tay lộ rỏ vẽ cảm ơn tiểu đồng nhưng mắt thì liếc xéo Tâm Minh và những người kia đã lên yên ngựa , tiểu đồng lúc này cũng nhìn thấy ba ông sư cùng một tên bị thương  thì mừng rở quên bén ngay “bệnh nhân” Chương Lâm , y rảo bước băng qua đường tiến về phía Tâm Minh , hẳn là đại sư cũng đã nhìn thấy tiểu đồng của dược quán nên ông cũng ghìm cương ngựa , không biết tiểu đồng chào mời thế nào mà một lúc sau Tâm Minh cùng những người kia cùng nhìn về phía dược quán và đi theo tiểu đồng...
Chương Lâm giật thót mình , trong một phần mười giây chàng có cảm tưởng như tên tiểu đồng vừa chỉ ra chàng , nhưng không phải đâu , Tâm Minh không có vẽ gì là nhận ra chàng , ông thong thả đếm bước đi theo tên tiểu đồng , khi cả nhóm cao tăng bước ngang qua chàng , Chương Lâm lật đật chắp tay niệm Phật một tiếng lí nhí , thái độ rất cung kính , chàng cúi gằm mặt nhưng mắt thì mở to nhìn tên máu me ,  gương mặt của hắn không còn máu me bùn đất nên Chương Lâm nhìn rỏ mặt y , ùhm ...ờ. ờ...  chàng thấy tên này quen quen …

Chương Lâm cố nhớ xem tên này chàng đã từng gặp ở đâu , chàng cố gắng nhớ mãi mà không nhớ ra , ngay tức khắc chàng quyết định tìm cách nán lại xem việc gì đã xảy ra với tên này và sự can dự của Đại Pháp Tự với hắn .

còn tiếp

Vết Thương

Vết Thương


Một cậu bé có tính xấu là rất hay nổi nóng. Một hôm cha cậu bé đưa cho cậu một túi đinh và nói với cậu bé rằng mỗi khi cậu nổi nóng thì hãy chạy ra đằng sau nhà đóng một cái đinh lên hàng rào gỗ. Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng 37 cái đinh lên hàng rào.

 Nhưng sau vài tuần cậu bé đã tập kiềm chế cơn giận của mình và số lượng đinh cậu đóng lên hàng rào mỗi ngày một ít đi. Cậu nhận thấy rằng kiềm chế cơn giận của mình thì dễ hơn là phải đóng cây đinh lên hàng rào. Một ngày kia, cậu đã không nổi giận một lần nào suốt cả ngày. 

Cậu nói với cha và ông bảo cậu hãy nhổ một cái đinh ra khỏi hàng rào mỗi một ngày mà cậu không hề nổi giận với ai dù chỉ một lần. Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một bữa cậu bé tìm cha mình báo rằng đã không còn một cái đinh nào trên hàng rào nữa. 

Cha cậu đã cùng cậu đến bên hàng rào. Ở đó ông nói với cậu rằng "Con đã làm rất tốt, nhưng hãy nhìn những lỗ đinh trên hàng rào. Hàng rào đã không thể giống như xưa nữa rồi. Nếu con nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói đó cũng giống như những lỗ đinh này, để lại những vết sẹo trong lòng người khác.

 Dù sau đó con có nói xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương đó vẫn còn ở lại. Vết thương tinh thần cũng đau đớn như những vết thương thể xác vậy. Những người xung quanh ta, bạn bè ta là những viên đá quý. Họ giúp con cười và giúp con trong mọi chuyện. Họ nghe con nói khi con gặp khó khăn, cổ vũ con và luôn sẵn sàng mở rộng tấm lòng mình cho con. Hãy nhớ lấy lời cha..."

theo Internet

Apr 19, 2012

Chàng sinh viên Việt kiếm 400 triệu từ 'Siri' trên BlackBerry

Thứ tư, 18/4/2012, 
       
Chàng sinh viên Việt kiếm 400 triệu từ 'Siri' trên BlackBerry
SayIt, ứng dụng có tới hơn 50.000 lượt tải trên App World. Ảnh: Quốc Huy.
Tự học lập trình và viết được 17 phần mềm, riêng ứng dụng SayIt đã mang lại cho Nguyễn Long gần 400 triệu sau 3 tháng đưa lên AppWorld của RIM.

Thân hình mảnh khảnh và đôi mắt sáng sau cặp kính cận, Nguyễn Long chia sẻ, cậu đến với công việc viết phần mềm khá tình cờ. Hai năm trước, khi lần đầu tiên sở hữu chiếc BlackBerry Pearl 8100, Long đã tự mày mò để viết ứng dụng cho máy.


SayIt, ứng dụng có tới hơn 50.000 lượt tải trên App World. Ảnh: Quốc Huy.
Tuy nhiên, phải tới cuối năm ngoái, phần mềm đầu tiên của cậu mới xuất hiện trên kho ứng dụng của RIM. Giữa tháng 1 năm nay, Long giới thiệu SayIt với giá gần 5 USD, ứng dụng nhanh chóng lọt top bán chạy nhất của AppWorld. Đúng 3 tháng từ ngày phát hành, phần mềm này đã mang về cho cậu gần 400 triệu, số tiền đã trừ phần 30% doanh thu mà RIM giữ lại.

SayIt là ứng dụng giao tiếp với điện thoại BlackBerry bằng giọng nói. Người dùng có thể đặt các câu hỏi, máy sẽ tự động kết nối với server và cho câu trả lời chính xác. Long cho biết, trước khi viết SayIt, cậu đã tìm hiểu rất kỹ Siri dành cho iPhone 4S. Dù không dùng chiếc smartphone của Apple, nhưng các đoạn video trên YouTube nói về Siri được cậu nghiềm ngẫm trước khi bắt tay xây dựng.

Ứng dụng thu hàng trăm triệu này được Long viết trong thời gian chưa đầy một tháng. Khác với Siri trên iPhone, SayIt còn hỗ trợ tính năng đọc văn bản. So sánh với công cụ của Apple, ứng dụng của chàng sinh viên này chậm chí đơn giản và đưa ra câu trả lời nhanh hơn, trong khi Siri có các bài giao tiếp với người dùng khá lâu trước khi có câu trả lời.

SayIt xuất hiện trong thời gian Siri của Apple đang "hot" và người dùng BlackBerry muốn tìm một công cụ tương tự. Điều này đẩy tiện ích của Long bán chạy. Ngay sau đó, RIM đã thông qua các đại diện của mình tại Việt Nam, liên hệ với cậu sinh viên này để hỗ trợ và quảng bá SayIt.
Nguyễn Long và chiếc BlackBerry được RIM hỗ trợ. Ảnh: Quốc Huy.

Nguyễn Long và chiếc BlackBerry được RIM hỗ trợ. Ảnh: Quốc Huy.

Sinh năm 1989, hiện Long là sinh viên năm cuối khoa Cơ điện tử, Đại học Bách Khoa TP HCM. Ngành học của Long không liên quan đến lập trình. Cậu đang trong thời gian hoàn thiện đề tài tốt nghiệp về tay tự động cho robot.

Tự tìm công cụ viết phần mềm cho BlackBerry khi đang là sinh viên năm thứ ba, Long cho biết, thời gian dành cho niềm đam mê này không nhiều. Đến nay, Long đã có 16 ứng dụng viết cho smartphone BlackBerry. Mới đây, cậu đưa phần mềm đầu tiên dành cho máy tính bảng PlayBook là Handy Scanner lên App World. Ứng dụng này nhanh chóng lọt top 5 phần mềm bán chạy nhất. Handy Scanner cho phép người dùng scan tài liệu để chuyển thành file PDF từ camera máy tính bảng.

Theo Long, so với Android và iOS, ứng dụng trên BlackBerry còn ít. Ngoài ra, lập trình viên trong nước tham gia xây dựng phần mềm cho App World cũng không nhiều. Tuy nhiên, khách hàng của BlackBerry phần lớn là doanh nhân, những người sẵn sàng trả tiền để mua ứng dụng. Hầu hết các phần mềm của Long đều hướng tới người dùng văn phòng và các điều khiển liên quan tới giọng nói. Cậu đang tìm hiểu thêm iOS để viế ứng dụng cho nền tảng này.

Dù kiếm được hàng trăm triệu đồng, cậu sinh viên người Vũng Tàu này vẫn ở nhà trọ với bạn bè tại Sài Gòn. Chia sẻ với VnExpress.net, Nguyễn Long cho biết mình chưa có nhiều dự định sau khi tốt nghiệp vào tháng 7 tới. Vẫn rất đam mê lập trình, xây dựng phần mềm cho di động, nhưng Long có thể sẽ đầu quân cho một công ty dầu khí đúng với ngành học và mong muốn của bố mẹ.

Quốc Huy

Chợ Cầu Muối của tôi - đạo diễn Nguyễn Mỹ Khanh.

Chợ Cầu Muối của tôi - đạo diễn Nguyễn Mỹ Khanh.


Hồi nhỏ, ba thường dắt tôi lang thang ngoài đường, tới nhiều khu vực để chỉ cho biết cái hay cái đẹp của đời sống, của Saigon. Có lần, đi trên đường Trần Hưng Đạo, tới ngã tư Nguyễn Thái Học, thấy người ta đang chuyển bắp cải từ xe tải xuống, tôi đòi quẹo vào coi thì ba bảo”khu này không hay lắm, người ta rất dữ, hay cãi nhau và dùng từ không lịch sự …”, tôi hỏi vì sao người ta rất dữ thì ba hẹn lớn lên sẽ giải thích. Tôi cứ thắc mắc rất dữ nghĩa là sao ? 

Năm vào học Diễn viên, viện cớ phải tập luyện khuya, tôi xin ba mẹ vào Ký túc xá ở cho tiện, tôi không có tiêu chuẩn ở ký túc xá vì hộ khẩu thành phố, nhưng tôi quyết tâm xin cho bằng được vì hai lý do, một là đời sinh viên mà không nếm mùi ở ký túc xá thì phí, hai là vì ký túc xá Trần Hưng Đạo ở ngay sát bên cái chợ mà ba tôi bảo”người ta rất dữ”, tôi muốn tự tìm câu trả lời. 

Đêm đầu tiên ở ký túc xá, tôi được nghe mùi tanh đặc trưng của chợ Cầu Muối khi những cơn gió từ sông thổi mạnh vào cửa sổ phòng tôi ở tầng 7, thì ra ban đêm, người ta khuân vác cá, sò, ốc từ tàu ghe xuống chợ Cầu Muối. 

Sáng sớm trèo lên sân thượng, nhìn ra hướng Bến Chương Dương, dưới ánh đường màu vàng, tôi thấy được một phần mờ mờ ngôi chợ từ mé sông, tàu ghe san sát đậu quá nữa con sông, sát bờ là dãy mái che các sạp chợ, con đường nhỏ chật chội đầy người và cần xé, có rất nhiều người khiêng, vác, đẩy xe đi lại, tuy rất đông nhưng không lộn xộn, dường như nó có quy luật, trật tự nào đó. Tôi nghe tiếng xe tải gầm gừ nhưng không nhìn thấy, hướng đường Nguyễn Thái Học bị che khuất. 
5h30, ký túc xá mở cửa, tôi ào ra đường đi bộ về phía chợ, xe lam, xe xích lô, xe gắn máy chất đầy ắp rau quả chạy ào ào ra khỏi chợ, tủa ra các ngã đường. Lòng đường Nguyễn Thái Học ngổn ngang, đầy những cần xé, thùng giấy, bao nilon, dây buộc, rơm rạ, nhiều bãi rác to đùng ngay đường đi, các xe đẩy vẫn tới lui thoăn thoắt với tiếng la tránh đường, dô dô ầm ỉ, thoáng nghe đâu đó tiếng chửi thề, rồi tràng cười khanh khách, câu chửi rủa của bà nào đó. Tôi tự nhủ, khu chợ này rất dữ mà, và chờ những điều kinh khủng hơn. 

Dãy nhà hai bên đường, mỗi nhà chất một loại rau, củ, trái cây, cao lên gần tới nóc, tràn ra lề đường, cả khu vực thành một bức tranh rau củ nhiều màu tươi rói. Rất nhiều người đang miệt mài làm việc, vừa làm vừa cười nói chọc ghẹo nhau khá vui, người thì cân, đếm cho vào các cần xé, vào chạc, người thì úp lá chuối lên mặt các cần xé đầy rồi dùng dây cột chặt lại, kẻ thì khiêng cho lên xe đẩy, một số em bé, người già chầu chực quanh các núi hàng chờ lượm trái hư, trái đèo do người đếm dạt ra, nhiều người ngủ say trên lề đường, ghế bố, xe xích lô.

Chưa bao giờ tôi được nhìn thấy nhiều hàng hóa tới như vậy, tôi cứ ngây ra nhìn, hết bên này, tới bên kia, màu xanh của bắp cải còn nguyên lá ngoài, màu đỏ của cà rốt, của ớt, màu vàng của bắp khác với vàng của bí đỏ của bưởi, màu xanh của trái Su, ớt xanh, rau bó xôi, khổ qua, chuối … Tôi tự hỏi đẹp thế này, hay thế này sao ba tôi lại nói là không hay nhỉ. Tôi có thấy họ cãi nhau đâu dù nói rất lớn tiếng, cũng chưa thấy ai rất dữ. 

Buổi chiều tan học, tôi không về ngay ký túc xá mà đi luôn ra chợ, các vựa rau củ phía ngoài có vẻ im ắng hơn, nhường chổ cho hoạt động của một chợ chiều đúng nghĩa với tiếng rao hàng vang lên khắp bốn phương, ai bán món gì giá bao nhiêu thì rao ngắn gọn cho mọi người biết, hợp âm trầm bỗng nhiều lứa tuổi ấy nghe rất lạ tai, rất hay, nó làm tôi nhớ bài “phiên chợ Ba tư”. Hai bên đường người ta trải tấm nilon nho nhỏ, rồi bày ra đủ thứ loại rau, củ để bán, nhiều người xách trên tay những bó hành ngò hoặc tỏi, ớt, xả rao 50, 100, nhưng có lẽ đông và giọng khỏe nhất là lượng lực bán cá hấp. Tôi thích các giỏ cá hấp, đó là những con cá bạc má rất tươi nhờ hấp khi còn sống, tùy con lớn nhỏ mà mỗi giỏ từ 3 tới 6 con, bán đồng giá 1000 đồng. Hầu như đây là món ăn quanh năm của sinh viên ký túc xá Trần Hưng Đạo thời ấy vì không còn món nào rẻ hơn nữa, chỉ tốn 1000 đồng, mua giỏ cá hấp về chiên rồi kho ăn nhín từ 4 ngày tới cả tuần. Tôi thường mua rau, củ của các bà già hay trẻ con, họ bán như cho không vì đây là loại dạt, loại hư, đèo mà các vựa bỏ đi. 
Càng đi xuống mé sông, chợ càng có vẻ lầy lội, mùi hôi của cá, ốc, nghêu, sò bốc lên, quyện thành một mùi hôi đặc trưng, người bán dưới này buổi chiều ít nhộn nhịp hơn, họ có vẻ trầm lặng, thong dong hơn, hình như họ sống trên ghe hay trên các sạp hàng thì phải. Hai bên đường, hàng hóa chất trong nhà cũng khác đi, nhà thì chứa than đá, nhà thì chất đầy những bao muối đan bằng bàng, nhà bán khoai lang, khoai tây, dây cước, đèn dầu, thùng, can… Tôi nhìn mặt từng người, cũng chưa thấy ai có vẻ gì là … rất dữ. 

Tôi dẫm lên đường sình băng qua Bến Chương Dương, ra bờ sông, tàu ghe neo đậu sát rạt, nắng chiều yếu ớt, nhiều người phụ nữ đang nấu cơm ở mũi ghe, mùi thức ăn thơm phức, trẻ con, đàn ông tắm ở đuôi nghe, vói sang nghe khác nói chuyện ồn ào. Ai đó cất giọng cải lương mùi mẫn, một thế giới nhấp nhô trên sông thật sinh động mộc mạc và chân tình. Nếu nhắm mắt, với những âm thanh nghe được trên khúc sông này, tôi tưởng mình đang đứng trên bến sông một vùng quê bình yên nào đó ! 

Men theo bờ sông, tôi đi ngang qua các sạp bán nghêu, sò, ốc, hến, tiếng hốt hàng sột soạt cân đong nghêu sò hòa cùng giọng nói rổn rảng và tiếng cười tươi của các chị, chuyện nhà, chuyện chồng con, thoải mái chia sẻ với nhau nơi phố chợ. Mấy cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi sử dụng xe đẩy thành thạo lạng lách rất tài tình, miệng lên giọng mũi”dô dô”góp với tiếng xe gắn máy tiếng rao làm khuấy động bầu trời bắt đầu sụp tối. Tôi đã quen một cậu bé như vậy khi xe đẩy của cậu đụng vào tôi, cậu cười hồn nhiên”Chị có sao không ? Em la quá trời sao chị hổng tránh ? Chị mới vô ở ký túc xá phải không ? Chị nào mới lên cũng lơ ngơ vậy đó, năm nào em cũng đụng mấy chị … dô dô, tránh ra, dô dô …”. Cậu bé nói nhanh và đẩy xe cũng nhanh, thoắt cái đã đi rất xa. Sáng sớm hôm sau chính cậu bé gọi tôi từ xa để hỏi thăm”cái chân chị có sao hông?”một cách thân tình như người quen. Cậu tên Đũi, tự xưng mình là dân bụi đời, ngủ chợ. 

Tôi ở ký túc xá chừng một tháng thì đã quen khá nhiều các bà các chị bán rau củ nhỏ lẻ ngoài chợ Cầu Muối, họ nhận diện sinh viên trong ký túc xá rất nhanh, và thường bán rất rẻ, vừa bán vừa cho với vẻ rất thông cảm. Dĩ nhiên, tôi quen gần hết nhóm nhóc đẩy xe của Đũi. Chính Đũi đã dắt tôi thị sát chợ đêm, chỉ cho tôi biết vựa này là của bà nào, ông nào, họ từ đâu tới đây lập nghiệp, làm giàu ra sao, con cháu ra sao, có những vựa đã ba đời, tức gia đình họ bám trụ chợ này từ thời Pháp. Nhờ Đũi, tôi yên tâm la cà ngoài chợ tới 2 giờ sáng, biết quy luật ra vô đổ hàng của các xe tải, biết phân biệt xe đổ hàng và xe lấy hàng, biết quy luật phân chia địa bàng làm ăn ban đêm của các nhóm xe đẩy, biết các ông cầm đầu là ai, thường gầm gừ nhau vì những chuyện gì, biết uống cà phê lúc nữa đêm, biết sơ sơ về các ông tài xế xe tải chở hàng, ông xích lô, ông xe ôm, bà bán ớt, bán rau, chị bán thuốc lá, đám em gái bán chanh ớt … nhưng Đũi không bao giờ chịu kể về em cho tôi nghe, chỉ xin”mai mốt chị thành nghệ sĩ có đi hát thì cho em vé mời, em muốn được một lần vô rạp hát ngồi hàng nhất coi cho đã !”
Tôi ở ký túc xá một thời gian thì nghe các chị sinh viên ở các khóa trên kể với nhau vanh vách về gia cảnh từng bà, cô, chị, em nhỏ bán ngoài chợ, thì ra mỗi sinh viên đều có mối ruột của mình, giữa sinh viên và các chị bán hàng đã hình thành mối quan hệ quen biết, thân thiết, tin cậy, họ biết sinh viên học trường nào, năm thứ mấy, quê ở đâu, ở phòng nào trong ký túc xá, họ đã bán thiếu cho sinh viên khi kẹt tiền. Văn hóa chợ ở Saigon là thế, trao đổi qua lại mỗi lần vài câu, nhiều ngày gộp lại thành câu chuyện dài, người bán người mua hình thành mối quan hệ khắn khít và không giành mối, giành khách của nhau, buôn bán từ nhỏ lẻ tới bán sỉ, đều dựa trên chữ tín. 

Sau bốn năm, tôi có cảm giác ngôi chợ này là phần ký túc xá mở rộng của mình, từ những người chạy xe ôm, xích lô, bán thuốc lá, đẩy xe cho tới các bà các chị các em bán rau củ, gia vị, cá thịt ngày nào xa lạ giờ thành quen biết, thân thiết, nụ cười thay cho câu chào, một lời hỏi thăm hôm nay được bán được không, chạy được không, đôi khi dừng chân nghe thêm vài lời than thở, vài lời trách móc hoặc họ hỏi chúng tôi về mùa thi, về nghĩ hè, nghĩ tết, ngay cả chuyện mập, ốm, xanh xao, muộn phiền họ cũng nhận ra và hỏi thăm xem tại học thi mệt hay bị bệnh, hỏi cả chuyện tình yêu nếu vài lần ra chợ mà thiếu người kia. Cũng lạ, sinh viên đi chợ buổi chiều ở đây thường đi cả đôi, nên họ cũng nhớ cả cặp, thấy vắng là hỏi ngay. Cảm động nhất là mỗi khi báo đài đăng tin tỉnh nào bị bão lụt mất mùa, hầu như họ chờ sinh viên của tỉnh đó ra để hỏi thăm gia đình ở quê có bị làm sao không … Mọi thứ diễn ra dung dị, chân tình lạ lùng, họ yêu quý sinh viên vì trọng tri trức và thương xa nhà thiếu thốn, sẳn sàng san sẻ, mặc dù chính họ cũng chạy chợ ăn từng ngày. Bốn năm, nhiều lần tôi chứng kiến những cuộc cãi nhau, chửi nhau những từ rất thô tục, thậm chí đánh nhau, nhưng tôi không thấy có gì đáng sợ, không thấy họ rất dữ như từng nghe dư luận kể lại. Tôi nghĩ họ chỉ nhất thời nóng giận, phản ứng, chứ không phải bản chất, nó không che được cái tình của họ với nhau, của dân tứ xứ tụ về họp thành ngôi chợ này. 
Có lần, tôi đã tranh luận quyết liệt với Thầy ở trường khi trong một tình huống kịch, có một nhân vật buông lời có vẻ miệt thị”dân chợ Cầu Muối mà !”, cuối cùng tôi đã thuyết phục được Thầy cắt bỏ câu thoại đó. Thật ra lúc đó tôi chỉ nghĩ tới Đũi, em rất ghét câu đó ! 

Khi Nhà nước quyết định di dời chợ Cầu Muối ra Tam Bình Thủ Đức, hầu hết cuộc sống của họ bị xáo trộn rất lớn, nhìn thấy cảnh buồn rầu, đau khổ của họ tôi thương lắm, không biết phải làm sao, lúc đó tôi mới thấm thía một điều, bao giờ đằng sau một chủ trương đúng, có ích cho xã hội, cho đám đông lớn thì cũng mang theo bất cập, thiệt thòi rất lớn cho đám đông nhỏ, vấn đề là làm sao hổ trợ, đền bù, san sẻ thiệt thòi đó hợp lý, có tình và công bằng. 
Sau ngày chợ Cầu Muối giải tỏa, tôi không còn gặp Đũi nữa, không biết em bây giờ ở đâu. 

Ngày nay, mỗi ngày đi về, xuyên qua chợ Cầu Muối xưa, tôi chạy xe thật chậm để nhớ lại vị trí của những sạp hàng, hình dung ngày xưa ai đã đứng bán ở vị trí nào, và để đưa mắt tìm, lỡ Đũi có quay về đây chơi … 

Con đường Nguyễn Thái Học giờ rộng sạch, thông thoáng, một cây cầu mới được xây nối liền quận 4, và quận 7, lòng kinh được nạo vét, đại lộ Võ Văn Kiệt rộng lớn khang trang, tôi dắt con gái đi vòng quanh và kể về Chợ Cầu Muối ngày xưa, con bé không thể nào hình dung nổi làm sao giữa trung tâm thành phố lại có tàu nghe neo đậu san sát, và từng đoàn xe tải chở hàng đổ xuống từ đêm tới sáng, không hình dung nổi có một ngôi chợ hoạt động suốt hơn một trăm năm không ngừng lại để ngủ. 

Tôi tiếc ngày xưa mình chưa kịp quay những thước phim về khu chợ lạ lùng này. 

đạo diễn NGUYỄN MỸ KHANH  - facebook

Apr 18, 2012

5 điều dạy chúng sinh của đức ĐẠT LAI LẠT MA



5 điều dạy chúng sinh của đức ĐẠT LAI LẠT MA 






Hãy suy tư cẩn thận vì Tư Tưởng sẽ biến thành Lời Nói.
Hãy ăn nói cẩn thận vì Lời Nói sẽ biến thành Hành Động.
Hãy hành xử cẩn thận vì Hành Động sẽ biến thành Thói quen.
Hãy chú trọng Thói Quen vì chúng hình thành Nhân Cách.
Hãy chú trọng Nhân Cách vì nó hình thành Số Mệnh,
và Số Mệnh của anh sẽ là Cuộc Đời của anh
Không có tôn giáo nào cao trọng hơn Sự Thật.




Dalai Lama.  ( facebook )

Apr 17, 2012

Cười chút cho dzui - Bà xã đai-ét

Cười chút cho dzui  -   Bà xã đai-ét 


Một buổi chiều nọ ba cha con tôi đang chơi trò vật lộn ì xèo trên sàn nhà. Bà xã đi đâu về mặt hầm hầm, bước vào nhà ngồi cái phịch xuống ghế sofa, chưa kịp nóng đít bả đã đứng dậy vỗ tay bôm bốp ra hiệu yên lặng. 

Cha con tôi lập tức gĩa từ cuộc chơi kéo lại ngồi quây quần dưới chân mẹ nó, ngỏng cổ chuẩn bị nghe thông báo, cứ như là thánh chỉ đến thần dân rạp đầu đón nhận vậy. - Cha con anh coi thử em dạo này có mập không? Vừa nói bả vừa đứng dậy xoay một vòng 360 độ. Tôi chưa kịp nói gì, thằng con đầu 6 tuổi đã nhảy cẫng lên la lớn: - Mẹ mập, mẹ mập! - Em có da có thịt tức em mạnh khỏe, không có bệnh tật gì thì tốt chứ có sao đâu – Tôi cẩn thận tránh dùng chữ mập, từ tốn nói mà trong lòng không biết chuyện gì sẽ xẩy ra tiếp theo - Như vậy cha con anh cũng nói em mập?

 Hèn chi tụi con Huệ, con Lan trong hãng cứ nói dạo này bà ăn cái gì mà mập qúa vậy, làm em tức muốn chết – Mặt bà xã bổng đanh lại – chê bà hả, bà sẽ đai-ét thử coi ai mập hơn ai! Nói là làm, bà xã tôi sẽ đai-ét! Ai đó trên đời này bảo diet là tốt cho sức khỏe, cho thân hình thêm đẹp chứ đối với cha con tôi đó là tai họa! Bả mà đai-ét thì cha con tôi cũng phải đai-ét theo, cả nhà diet, người người diet, thế có chết không chứ? Thật tình mà nói tôi khoái bà xã tôi có da có thịt, trông bả vừa khỏe mạnh vừa xếch xi. 
Da thịt bả láng mướt và mát lạnh đẹp muốn “chớt” luôn, vậy mà bả còn đòi diet cái nỗi gì. Cưới nhau đã hơn chục năm, mỗi lần ngồi ngắm cái tướng núng nính của bả đi đi lại lại dọn dẹp tôi còn xốn xang bấn loạn tinh thần nữa là. Trong lòng tôi bả là hoa hậu, là tiểu thơ, là những gì đẹp nhất, bả chiếm trọn trái tim tôi không còn một chỗ nào “vacancy” hết trơn. Bả như bây giờ tôi đã thấy đẹp lắm rồi. Hổng phải khoe khoang chứ tôi cũng có con mắt thẩm mỹ lắm. Hồi đó cả cái lớp ESL hơn hai chục cô, tôi chấm bả cái một liền.

Hổng cần quyền qúi cao sang gì hết, cứ bình thường giản dị biết yêu chồng thương con là đủ rồi. Sáng nay bả đi chợ về, cha con tôi hì hục khiêng vô một đống rau. Nhìn đống rau sắc mặt tôi đã xanh rờn rồi chưa nói tới việc xơi cả tuần cả tháng. Thực đơn cho gia đình tôi từ này trở đi có sự thay đổi lớn lao. Thịt, tôm, cá, cheese, bơ, sữa, trứng, Coke, Pepsi, Mountain Dew…. là những món rồi đây sẽ trở nên xa lạ với chúng tôi. 
Thay vào đó là rau và đậu hũ, đậu hũ và rau. Mấy ngày đầu món canh hẹ nấu đậu hũ và đậu hũ sốt cà chua kể cũng ngon miệng, nhưng ăn suốt tôi đâm sợ luôn, sợ đến nỗi có đêm nằm mơ tôi thấy một tảng đậu hũ to bằng cái nhà từ trên trời rớt xuống cái bịch đè lên tôi, càng vẩy vùng, nó càng đè bẹp dí tôi xuống đến nỗi thở không ra hơi. Nghe tiếng tôi la ú ớ bà xã lay tôi dậy hỏi nằm mơ thấy cái gì mà la lối òm xòm? 

Tôi sợ hết hồn hết vía, mồ hôi đầm đìa như tắm. Nghe bả hỏi nhưng tôi đâu dám khai thiệt, sợ bả bảo rằng tôi nói móc nói mỉa bả sanh chuyện không hay, thôi thì đành phải nói láo rằng tôi thấy một bầy ngựa… cái rượt tôi chạy trối chết. Chưa hết tuần đầu, thằng con lớn tôi đã càm ràm, mẹ nấu món gì yucky qúa nó ăn hổng dzô. Tội nhứt là thằng em mới có 4 tuổi mỗi lần đút cơm là nó rùng mình phun ra hết. 
Đến tôi là sư phụ ăn cơm trộn bobo ngày trước ở khu tập thể sinh viên còn chịu hổng thấu huống chi tụi nó sanh bên này, ăn đồ Việt Nam đã là khó khăn rồi. Thương tụi nó qúa cỡ, chiều nào đi làm về tôi cũng lén mua pizza, Burger King, Big Mac, Happy Meal cho chúng. 

Có bữa cha con đang ăn pizza mẹ nó về, cả ba dzọt vô closet vừa ăn vừa trốn. Nghe mẹ nó kêu qúa nên tôi cho thằng lớn chạy ra do thám tình hình. Mẹ nó hỏi con ăn cái gì đó? Nó nói ba dặn hổng được nói với mẹ là ba mua pizza. Tôi trong này nghe mà chưng hửng luôn. 

Cái thằng, dặn đi dặn lại mấy lần cuối cùng cũng làm lộ bí mật. Biết tội, cha con tôi dẫn nhau ra nộp mình tự thú. Bà xã hổng nói tiếng nào, chỉ hỏi một câu có lệ là cha con anh ăn cơm chưa? Thằng nhỏ 4 tuổi phang liền con ăn pizza rồi ngon lắm, mẹ muốn ăn hông? 
Thiệt tình, dấu cái đầu lại lòi cái đuôi. Tánh bà xã tôi cứng rắn và hơi ngang bướng, hễ bả muốn làm cái gì là làm cho bằng được mới thôi. Bả quyết định đai-ét là làm ngay lập tức không nấn ná chờ đợi gì hết. Mọi hôm đi làm, bả mang theo một gà mèn cơm đầy nhóc, 

còn thêm đủ lọai đồ ăn vặt, kẹo bánh, chuối khô, trái cây … thấy mà phát sốt, giờ chỉ mang theo chút xíu cơm còn ít hơn cơm tù cải tạo nữa. Tôi chợt lo lắng cho bả, công việc thì nặng nhọc, ăn uống mà không đầy đủ làm sao cáng đáng nỗi, đổ bịnh ra đó thì khổ. 
Đi làm mệt như vậy chưa đủ, về nhà bả còn lôi trong nhà kho cái máy đi bộ lau chùi sạch sẽ, ngày nào cũng đi đi chạy chạy làm cha con tôi mấy phen chóng mặt tối tăm mặt mày. Ngày xưa con đường từ phòng ngủ đến cái tủ lạnh vô cùng tấp nập, thậm chí lâu lâu còn bị kẹt đường nữa. 

Thằng em lấy ice cream, thằng anh lấy cool aid, bà xã lấy trái cây, rồi mới đến tôi, cái gì còn sót là tôi vơ hết, cả nhà tập trung ở phòng khách coi tivi. Ngày nay chẳng còn mấy ai còn “chạy” tuyến đường đó nữa, có chăng thì đó là phản xạ vô điều kiện đã xa xôi lắm rồi, đi ngang qua tiện tay mở ra xem có cái gì ăn được không, dù biết rằng cái tủ lạnh trống không. Tháng đầu qua cái vèo, tôi thầm cầu mong cho bà xã bỏ cuộc không đai-ét nữa, nhưng dường như ý chí của bả quá sắt … máu. 
Tôi không còn cách nào khác là phải tuân theo mệnh Trời. Trời thương thì tôi nhờ, Trời ghét thì tôi chỉ có nước… khóc ròng. Đai-ét, đẹp đẽ đâu không thấy, tôi chỉ thấy bả càng ngày càng tiều tụy, mặt mày bơ phờ như thiếu ngủ, ít nói, ít cười, hay than mệt và không còn chơi chung với cha con tôi như trước nữa. Công bằng mà nói bả có xuống cân thiệt, nhưng tôi hoàn toàn không thấy bả đẹp thêm chút nào. Biết như vậy như tôi nào dám nói ra. 

Tôi đã từng nếm trải những kinh nghiệm đau thương khi dám chê bà xã già và không đẹp, dù đó là lời nói chơi 100%, có hai thằng nhóc làm chứng. Lần đó bả giận tôi suốt một tuần, không thèm nói chuyện. Cuối cùng thì bả bảo em già và xấu anh lấy em làm gì? 
Tôi còn biết làm gì hơn là xin lỗi, tỏ lòng sám hối ăn năn và dốc lòng chừa cãi. Đã hơn mấy lần chúng tôi nghe lời xầm xì sau lưng, “Ối giời sao cô ấy ốm quá vậy?” “Ốm thấy mà ghê?” Có người còn hỏi thẳng vợ chồng tôi: “Ủa em bị bệnh hay sao mà ốm và xanh qúa vậy?” 
Gặp tình cảnh như vậy tôi đành nhào ra đỡ đạn: “Dạ tại lo lắng chuyện con cái nhà cửa nên hơi ốm một chút.” 

Cái từ “hơi ốm” của tôi là nói thách đấy, chứ thật tình ốm qúa đi chứ còn gì nữa. Từ một người đàn bà có da có thịt, trắng trẻo, hồng hào trở thành một người tiều tụy xanh xao như dân kinh tế mới hỏi sao người ta không thắc mắc? 
Tính đến nay bả mất cũng gần 10 pound rồi. Lắm lúc sẵn dịp đi chợ tôi muốn dẫn bả tạt ngang quầy thịt, biểu ông Mễ cắt giùm một cục mười pound, đưa cho bả coi bả đã mất chừng đó thịt biểu sao không ốm o gầy mòn. 
Còn nữa, bao nhiêu quần áo ngày trước phải xếp lại cho vào túi nilon nhét hết vào closet, rồi lại đi shopping mua quần áo mới. Nói đến chuyện shopping cùng bà xã là tôi sợ đến tháo mồ hôi trán rán mồ hôi hột lận. Ngày trước khi chưa cưới nhau tôi còn gồng mình để đẹp lòng người yêu, bây giờ thiệt tình tôi chịu hổng nỗi nữa, chắc là có tuổi nên hay mắc cái chứng chóng mặt trong mấy khi đi shopping chăng? 
Bả hay trấn an tôi rằng anh phải thông cảm chứ, phụ nữ tụi em mua quần áo cần phải lựa chọn nhiều mới được. 
Mà bả có chọn nhiều gì cho cam. Cha con tôi chờ cả buổi trời, bả lựa và thử có mười mấy cái áo và chục cái quần, cuối cùng bả quyết định mua cái xách tay on sale! Khổ nỗi mỗi lần đi đâu là cả gia đình phải đi chung, cái truyền thống tuy tốt đẹp nhưng làm khổ cha con tôi không ít. 

Đã ba tháng sống lây lất trong thảm cảnh đai-ét, ba tháng sao mà nó dài hơn cả thế kỷ, ba tháng với biết bao cơn mộng mị kinh hoàng. Rồi dịp may cũng đến, giữa đường hầm tối tăm bỗng lóe lên một đốm sáng hy vọng. Tự nhiển tự nhiên bà xã tôi bị lở miệng, tiếng Mỹ hay gọi là canker sore ấy mà. Lúc đầu chỉ mọc sơ sơ vài nốt nhỏ bên trong môi trên, chuyện này bả vẫn thường hay bị, chỉ vài ba ngày một tuần là khỏi. Nhưng lần này không phải vậy. 


Càng ngày nó càng sưng to, sưng vều đỏ chót như cái hotdog vắt ngang làm tôi sợ hãi vô cùng. Lập tức đem bả đi bác sĩ. Đợi làm đủ loại kiểm tra xong, bác sĩ bảo bả bị thiếu vitamin! Đó, tôi nói có sai, ăn uống không đầy đủ làm sao đủ sinh tố. 
Cái miệng bà xã tôi đang đỏ mọng đẹp như mơ thế kia ai chơi ác gắn cái hotdog bự tổ chảng lên môi của bả hỏi sao tôi không rầu! Một buổi chiều nọ đang bận túi bụi với đống hồ sơ sổ sách của công ty, tôi phải giải quyết gấp, thời gian không còn nữa. 

Bỗng có tiếng phone reo, một cô từ đầu giây bên kia nói rằng: “Bà xã của anh bị xỉu trong khi làm việc, hiện đang nằm ở nhà thương Saint Edward, anh cần đến gấp”. Tin như sét đánh ngang tai, tôi tung mớ hồ sơ đang cầm lên cái ào, tông cửa chạy như bay ra bãi đậu xe. Bà xã tôi nằm trên giường mắt lim dim coi bộ mệt mỏi lắm. 

Trông sắc mặt tiều tụy của bả tôi đau đớn như đứt bảy tám khúc ruột. Vừa giận đến tím gan vừa thương tràn trề, hỏi làm sao tôi chửi bả cho được. Vội vàng lấy khăn nhúng nước lạnh, Tôi cẩn thận lau hết những giọt mồ hôi còn sót lại trên khuôn mặt trái xoan của bả, vén những cọng tóc lòa xòa sang một bên cho gọn ghẽ, xong tôi ngồi bên cạnh nắm lấy tay bả như thầm muốn nói rằng có anh ở đây, em đừng sợ gì hết, anh sẽ bảo vệ em đến hơi thở cuối cùng … 
câu này hơi cải lương nhưng kỳ thực lòng tôi là như vậy đó. Tôi thầm câu xin Chúa, Phật, Đức Mẹ, Ông bà tổ tiên hộ phù cho bả được bình yên vô sự là con … hứa sẽ làm nhiều việc thiện chớ ăn chay, con ăn hổng có nỗi nữa các Đấng ơi. Chợt một giọt nước mắt tràn ra từ khóe mắt bà xã, bả biết tôi yêu bả đến chừng nào. 

Bả mở mắt ra, tôi lo lắng hỏi liền: - Em ra sao rồi? - Em đói bụng lắm anh à − bả thều thào - Được rồi em muốn ăn gì anh đi mua ngay – Tôi sốt sắng - Anh mua cho em tô phở, em thèm phở qúa – Bả trả lời - Được rồi, em ăn phở gì? – Dù biết bả thích loại phở nào nhưng tôi vẫn hỏi - Cho em phở tái chín, bò viên - Ok, anh đi ngay đây – Tôi đứng dậy định đi ra. - Anh kêu thêm nước béo và giá trụng hành trần cho em nha – Bả nói tiếp Tôi gật đầu đi vội ra cửa, bả còn ngoắc tay nói theo: - Tô Lớn nha anh...!!! 


Ben Nguyễn  ( facebook )