May 20, 2012

Các nước nghèo khác nhau như thế nào?


Các nước nghèo khác nhau như thế nào?
bugatti_veyron_hires
Ở Mỹ, dân nghèo là dân không có xe hơi. Do nhà nọ ở cách nhà kia quá xa, và tất cả đều xa siêu thị, tiệm hớt tóc, quán nhậu nên không có xe hơi coi như không đi đâu được cả. Thậm chí, ở một bang bên Mỹ, thay vì tuyên án tù, quan toà chỉ cần tuyên án tịch thu xe. Thế là phạm nhân coi như bị cầm tù trong nhà cho tới chết.

Ở Pháp, dân nghèo là dân không được uống rượu vang. Có nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rượu vang ở Pháp còn nhiều hơn nước lã, toàn bộ mọi người sáng uống, chiều uống, trưa uống. Gặp nhau, thay vì hỏi có khoẻ không, dân Pháp lại hỏi: Có uống rượu vang không? Dân Pháp còn ngạc nhiên khi thấy dân Mỹ phải dùng tàu không gian để lên mặt trăng, trong khi dân Pháp chỉ cần xếp các thùng rượu là chỉ một tuần sau đủ chiều cao để tới. Vì vậy, không đủ tiền uống rượu vang tại Pháp coi như nghèo nhất thế gian.

Ở Anh, đám nghèo là đám chưa bao giờ nhìn thấy sương mù. Sương mù xứ sở này có quanh năm, hễ thò ra là thấy. Nhiều đứa bé chưa bao giờ bị cận thị nhưng vẫn đeo kính vì đó là kính chống sương mù. Chỉ có những ai suốt đời phải ở trong nhà, không có tiền mua giầy dép, quần áo để ra đường mới chưa thưởng thức sương mù thường xuyên.

Tại Ý, dân nghèo là dân không được ăn mì ống. Hễ khách vào tiệm không nói gì là bồi bàn cứ mì ống mà bưng ra. Đã có một số trường hợp treo cổ bằng dây mì, còn những trường hợp dùng mì làm chỉ khâu, làm dây trói hoặc làm dây phơi quần áo thì quá hiển nhiên. Ai chưa ăn mì ống, có lẽ cả đời chưa được ăn gì.
photo
Ở Cuba, dân nghèo là dân không được hút xì gà. Tại xứ sở này, xì gà nhiều hơn que củi. Nhiều ông hút xì gà trong lúc ngủ và nhiều cô gái ngậm xì gà khi đi tắm. Tất cả các ca sĩ đều biết cách vừa hút xì gà vừa hát. Mặc dù đây là thứ thuốc lá đắt tiền nhất thế giới nhưng với dân Cuba nó đơn giản như rau muống nhà mình. Chả hút xì gà khi nào có lẽ là tận cùng nghèo khó.

Ở Đan Mạch, dân nghèo là dân không thích nghe chuyện cổ tích. Ai cũng biết nhà văn An-đéc-xen lừng danh, nhưng ít ai biết rằng người Đan Mạch có khả năng kể chuyện cổ tích suốt ngày, đến nỗi có bất cứ chuyện gì xẩy ra dân Đan Mạch cũng hỏi đấy là cổ tích kiểu gì. Sách cổ tích bán đầy ngoài đường, mua một tặng mười, cho nên không mua cổ tích, không đọc cổ tích là nghèo hết phương cứu chữa.

Ở Đức, đám nghèo là đám chưa được uống bia. Bia Đức vừa ngon vừa rẻ, rẻ đến độ có nhiều năm xảy ra hạn hán, người ta phải dùng bia tưới cây chứ nếu dùng nước sông thì đắt quá. Tắm bia, gội đầu bia là việc rất thường làm. Có lần, một nhà máy bia bị cháy, chả ai buồn gọi xe cứu hoả, cứ dùng các chai bia tưới vào là đám cháy tắt ngay tắp lự. Do vậy, không được uống bia ở Đức coi như dân rớt mùng tơi.

Tại Úc, đám nghèo là đám không được ăn thịt cá sấu. Xứ sở này cá sấu nhiều hơn ruồi, và con nào cũng béo. Thịt cá sấu rẻ khủng khiếp, đến mức mua một con gà được kèm thêm năm con cá sấu làm sẵn. Có năm người ta nghiền cá sấu ra thành bột rồi dùng bột đó làm bánh bán rẻ như bèo. Da cá sấu được dùng làm vải lót đường cho nên tất cả các con đường ở Úc đều không thấm nước. Dân du lịch cứ hay lén cạy da ấy mang về làm ví và thắt lưng.

Ở Trung Quốc, dân nghèo là dân không có được bánh bao. Khắp chợ vùng quê, bánh bao chỗ nào cũng có, làm từ đủ thứ nhân. Tất cả các xe hơi đều phải chế tạo chỗ để hành lý riêng, chỗ để bánh bao riêng. Có bánh bao nhân vi cá, nhân sâm nhưng cũng có nhiều bánh bao nhân đậu nành, nhân xà lách, lại có thứ bánh bao nhân bánh bao, kêu là bánh bao hai trong một. Không ăn bánh bao là nghèo tận xương.
Còn ở Việt Nam, nghèo là người chỉ có ....một chồng vì đàn ông rất rẻ "Ba đồng một mớ đàn ông"....
[♥]

theo Facebook

Nơi Có Những Cây Tùng Xanh Biếc



Nơi Có Những Cây Tùng Xanh Biếc 



Ando Chie cúi xuống, nhúng ngón tay vào chậu nước. Nước ấm vừa đủ tắm. Nàng kéo màn che cửa sổ. Ngoài kia, một cây anh đào vừa nở, những nhành hoa rủ xuống trắng hồng. 
- Xin ngài vào tắm kẻo nước nguội. 
Giọng nàng nhỏ nhẹ và lễ phép. 
Ngoài ba mươi tuổi, Chie mạnh khỏe và bầu bĩnh trong bộ kimono giản dị màu lam. Là người giúp việc cho hoàng thân Cường Để, cô đến ở đây đã hai năm theo sự bố trí của đại tá Wanatabe. 
Năm ấy hoàng thân đã ngoài năm mươi tuổi, dáng vóc nho nhã nhưng khuôn mặt gầy đượm buồn. Ông chăm chú viết, những chữ Nho chân phương rất đẹp trên giấy trắng. Thấy Chie, ông ngẩng lên, vẻ mặt ngần ngừ: 
- Lại tắm. Ta mới tắm hôm kia... 
Chie mỉm cười. Ông hoàng Việt Nam này rất lười tắm gội. Người Nhật vốn rất sạch sẽ. Bao giờ cũng thế, Chie rất cương quyết với ông. 
Chie đến gần, đặt tay lên nút áo ông. Chiếc áo năm thân màu nguyệt bạch với rất nhiều khuy vải. Ở Nhật đã hai mươi năm, ông vẫn mặc áo Việt. Những chiếc áo ông đem theo từ Việt Nam đã cũ nát từ lâu, chiếc áo này là do Chie phỏng theo áo cũ để may cho ông, kiểu áo Việt trên nền lụa Nhật. 
Nhưng hôm nay, ông hoàng dường như trái tính hơn mọi ngày. Ông chùn lại, xua tay, ánh mắt đầy nghi kỵ: 
- Để ta yên! 
Từ lúc Chie mới đến đây, ông vốn đã không tin nàng. Ông không cho nàng sắp xếp thư từ giấy tờ trên bàn ông, dù chúng thường rất lộn xộn. Mỗi lần đau ốm, ông cố giấu không cho nàng săn sóc. 
Chie là người do quân đội Nhật cử đến. Ông nghi kỵ nàng nhưng không thể từ khước nàng. Ông khư khư không cho nàng chạm tới đống thư từ, nhưng lại quá cần nàng thu dọn giường nằm bề bộn, pha cho ấm trà buổi sáng, khâu lại áo xống, cả ánh mắt cương quyết của nàng mỗi lần bắt ông đi tắm... 
Nhưng hôm nay nhìn vẻ mặt ông, Chie lẳng lặng không nài ép gì nữa. Nàng quay ra một lúc rồi trở vào với khay trà. Nàng đã quen, những lúc căng thẳng thế này chỉ có một ấm trà Tàu mới có thể làm ông dịu lại. 
Bước qua ngạch cửa, nàng khựng lại. Kỳ ngoại hầu Cường Để, hoàng đích tôn đời thứ năm của vua Gia Long đang bưng mặt khóc. 
Ando Chie vội vã đặt khay xuống án thư, chạy đến đỡ lấy mái tóc chớm bạc đang rũ rượi gục về phía trước. Tấm thân gầy mỏng của người đàn ông như muốn sụp xuống trong tay nàng. 
- Điện hạ... hoàng tử... 
Chie cứ nghĩ ông sẽ đẩy nàng ra. Nhưng lần này Cường Để chỉ ngẩng lên, mắt nhìn sững vào khoảng không trước mặt. Nàng nhẹ nhàng chặm những giọt nước ứa ra quanh đôi mắt thất thần. "Có chuyện gì...?". 
Cường Để không kiềm chế được, khóc nấc lên: "Bác Phan mất rồi!". 
Tại Tokyo một buổi chiều tháng tư, Cường Để nhận được thư báo. Phan Bội Châu, người đã tìm đến ông khi ông mới hai mươi mốt tuổi, đã tôn ông làm minh chủ của phong trào Đông du chống Pháp. Người đã đón ông sang Nhật để tính chuyện phục quốc lâu dài. Việc Phan Bội Châu bị bắt ở Thượng Hải đã là một đòn quá mạnh đối với ông. Từ ngày ấy, ông không thôi cảm thấy lạc lõng, hoang mang; cảm giác thối chí thỉnh thoảng lại ám ảnh ông, ông phải hết sức chống lại. 
Bây giờ Phan Bội Châu đã mất. Hơn ba mươi năm lưu vong trên đất Nhật, bao nhiêu ý chí, nghị lực của ông dường như được truyền từ sức mạnh tinh thần của con người này. Vậy mà giờ đây người ấy không còn nữa. Số phận đã bỏ rơi ông giữa một thế giới mênh mông xa lạ, trong cảnh tiến thoái lưỡng nan. 
Không phải là chuyện có thể chia sẻ với Ando Chie, nhưng biết nói cùng ai ở nơi lữ thứ này. Phong trào Đông du đã tan rã, Trần Đông Phong đã tự vẫn, Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Siêu đã trốn đi, chỉ còn mình ông trơ trọi giữa trời cùng đất tuyệt. 
Chie cố gắng an ủi ông, dù không biết người chết là ai. Nàng dìu ông vào giường, đắp chăn, buông màn cho ông. 
"Để mặc ta" - Cường Để nói, xua tay, quay mặt vào góc tối. 
Chie gật đầu, nàng ém màn vào dưới nệm, bước lùi mấy bước. 
"Chie, đừng đi!". 
Ông ta bíu lấy tay nàng. Chie cảm thấy tất cả nỗi cô đơn, hoảng loạn của người đàn ông. Nàng cúi xuống, lồng tay vào chăn, ôm lấy ông vỗ về, bất giác nàng cũng rơi nước mắt. 
"Thiếp thương điện hạ lắm". Chie nói, những tiếng rất giản dị, nàng biết rõ Cường Để không giỏi tiếng Nhật, và nàng cũng không biết lời an ủi nào hơn. Nhưng linh cảm dạy cho nàng biết phải làm gì: nàng ghé nằm bên ông và ấp ủ ông bằng thân thể ấm áp của mình. 
*** 
Đêm ấy trời mưa, khi trời sáng Chie cuốn màn, mở hé cửa sổ, nàng nhìn thấy những cành anh đào sũng nước. Nàng đặt chậu nước nóng cạnh giường, nhúng chiếc khăn bông trắng muốt rồi vắt thật ráo. Người đàn ông của nàng đã tỉnh giấc. Nàng cúi xuống, mỉm cười dịu dàng, lau mặt cho ông. 
Kỳ ngoại hầu nắm lấy tay nàng, vẻ mặt ông lộ vẻ biết ơn. Chốc lát, ông quên người đàn bà này là người của quân đội Nhật. Ba mươi năm lưu lạc trên đất nước này, ông đã nhiều lần được chở che. Ông Innukai và Kashiwabara đã bảo bọc ông, thuyền trưởng tàu Yayomaru đã hết lòng che chở ông thoát khỏi sự truy lùng của mật thám Pháp. Đó là chuyện hai mươi, ba mươi năm trước. Lúc đó ông còn trẻ, chí khí còn hăng hái; gần mười năm nay, từ khi Innukai bị ám sát rồi, ông quá chật vật với cuộc sống, cô đơn, mệt mỏi. Phải nhận sự bảo trợ của lục quân Nhật là bất đắc dĩ, ông không thể không dựa vào người Nhật, nhưng ông biết Nhật và Pháp có thể bắt tay với nhau bất kỳ lúc nào. Ando Chie có phải là tai mắt của quân Nhật không? Ai biết đâu được. Dù sao lúc này bên ông chỉ còn có nàng thôi. Giờ phút này nàng đang dịu dàng lau mặt ông. Cảm giác được chăm sóc làm ông bùi ngùi ứa lệ. 
Chie chuyển dần chiếc khăn nóng xuống cổ và ngực ông, nàng nhẹ nhàng mở khuy áo để lau vai và lưng. Bỗng Cường Để buột miệng: 
- Về Việt Nam! Ước gì ta được về Việt Nam! 
Chie khựng lại một giây, rồi nàng hiểu, nhẹ vỗ vào lưng ông như dỗ dành: 
- Rồi ngài sẽ về, nhất định có ngày ngài sẽ về mà. 
Ôâng hoàng lưu vong cảm thấy ấm lòng, ông siết chặt tay nàng như muốn cảm ơn. Trong lúc đó Chie lại thấy lòng âm thầm một nỗi buồn. Ông sẽ đi, sẽ xa nàng, chắc chắn sẽ có ngày ấy... 
Cuối tháng, đại tá Wanatabe gặp Ando Chie ở Bộ Tư lệnh lục quân. Như thường lệ, Chie nói với ông về tất cả những sinh hoạt của Cường Để. Wanatabe hỏi: 
- Cô có thấy ông ta tiếp khách khứa từ xa tới không? 
- Không ạ. 
- Ông ta có nhận thư từ, tin tức gì từ Việt Nam? 
- Không ạ. 
Chie trả lời, chắc chắn đến nỗi Wanatabe không hỏi thêm gì nữa. Ông ta nhìn Chie từ đầu đến chân như muốn đánh giá lại quan hệ giữa nàng và người ngoại quốc lưu vong ấy. Chie đỏ mặt, nàng hiểu cái nhìn của đại tá. Chắc chắn là ông ta rất khuyến khích việc nàng lên giường với người đàn ông kia, điều đó rất có lợi cho công việc. Chỉ có điều, ông ta không biết hôm qua nàng đã ủ ấm cho Cường Để, không phải với tư cách một nhân viên của lục quân Nhật, mà với tất cả tấm lòng của một người đàn bà. 
Năm năm sau. 
Chiến tranh khốc liệt trên khắp đất nước hoa anh đào. Những trận bom Mỹ dội xuống. Những ngôi nhà bằng gỗ và giấy cháy phừng phừng trong các góc phố Tokyo. 
Đang mùa lá đỏ nhưng chẳng còn ai nghĩ đến lễ hội mùa thu... Chỉ còn những đoàn người tản cư dắt díu nhau chạy. Ando Chie gói quần áo vào hai chiếc tay nải. Vội vàng, nhưng nàng không quên những chiếc áo lụa năm thân, áo dài the, khăn xếp, và cả bộ bình trà Tàu nhỏ xíu. 
- Ông ơi! 
Chie gọi. Hoàng thân giật mình, quay ra. Hôm nay ông mặc Âu phục chỉnh tề. Trong cảnh chộn rộn của Tokyo, vẻ chỉnh tề của ông trông thật lạc lõng. 
"Mình đi thôi, ông ạ. Mọi người đều tản cư về quê, chiều nay là chuyến chót". 
Hoàng thân hốt hoảng: 
- Nhưng ta còn phải chờ máy bay... Biết đâu ngày mai máy bay sẽ tới. 
Chie nhìn ông, xót xa. Cuối tháng bảy, nội các Suzuki Kantaro đã tổ chức bữa tiệc linh đình đưa ông về nước. Sau ba mươi hai năm xa quê, cái tin được về nước làm ông bàng hoàng. Trong bữa tiệc linh đình tại khách sạn Đế Quốc, ông hân hoan từ giã hết các chính khách đã ủng hộ ông... Mãi đến lúc sắp ra sân bay Haneda, cầm gói thức ăn đi đường từ tay Chie, ông mới nhìn thấy vẻ buồn trong mắt nàng. "Đừng buồn Chie, ta về nước rồi sẽ tính chuyện đón nàng sang". 
Chie mỉm cười. Ở Việt Nam, ông còn có người vợ cả và hai con nay đã lớn. Người vợ mà ông đã xa cách từ năm hai lăm tuổi. Ông sắp về với người đàn bà ấy. Nàng cảm thấy buồn, nhưng nàng mừng cho ông. 
Ngày hôm ấy ông đi, rồi đến tối mịt lại quay về. Ông kể, trên sân bay, nhân viên Bộ Tham mưu lục quân Nhật và ký giả báo chí tề tựu để tiễn chân ông... Nhưng máy bay từ Sài Gòn không đến đón. Ông quay về, ngã vật trên giường, mắt mở trừng trừng nhìn lên cao... Chie tháo giày cho ông, lau mặt cho ông. Nàng nhỏ nhẹ bảo ông: "Ông ạ, đừng buồn, chắc máy bay bị trở ngại gì đó thôi, mai lại đến ấy mà!". 
Từ đó hôm nào nàng cũng quấn sushi cho ông đem theo... Hôm nào ông cũng ra phi trường Haneda, hôm nào ông cũng trở về. Hơn năm hôm sau, nhân viên lục quân lẫn ký giả không còn ai đến nữa, chỉ còn ông ngày ngày một mình ngồi đợi. Lủi thủi tới, rồi lủi thủi về. 
Và hôm nay, ngày cuối tháng bảy, bom B29 của Mỹ đã trút xuống Tokyo, ông vẫn còn nghĩ đến chuyện đến phi trường chờ đợi. Chie bảo ông: 
- Mình phải đi thôi ông ạ! Phải chạy về quê, nếu không là chết. 
- Đúng rồi, nàng cứ đi, ta ở lại, biết đâu... 
Chie nắm lấy tay ông. Bàn tay ông gầy quá. Với mọi người, ông là một hoàng thân, được các cơ quan tiếp đón, các ký giả săn tin, được các nghị sĩ bảo trợ... Còn với nàng, đây là một người đàn ông tha hương, lạc lõng, túng thiếu, cô độc... Lúc này, nàng nhất định phải cứng rắn với ông, như những lúc bắt ông phải đi tắm vậy; nàng khoác tay nải lên vai ông và đẩy ông đi. Cường Để gượng lại, phản đối, nhưng khi bị đẩy đến cửa, dòng người tay xách nách mang chạy loạn đập vào mắt ông, và ông hiểu ngay điều gì đang xảy ra. 
Đêm đó trên chiếc xe bò lắc lư trong dòng xe qua vùng ngoại ô, ông nhìn thấy Tokyo bốc cháy, lửa rực đỏ dưới những lằn máy bay Mỹ vút ngang. Căn nhà mà lục quân Nhật cấp cho ông đã cháy rụi. 
Tháng tám, bom nguyên tử dội xuống Nagasaki và Hiroshima, Nhật Bản đầu hàng. Không còn ai đủ sức nghĩ đến vị hoàng tử lưu vong. Chỉ có một người đàn bà thầm lặng mỗi ngày làm thuê cho một xưởng than ở vùng quê để nuôi một người chồng lớn tuổi. Ando Chie lúc này không còn là nhân viên của lục quân Nhật nữa. Buổi sáng, nàng thức dậy nấu nước nóng cho chồng rồi tất tả đi; nàng vẫn thế, dù làm ở xưởng than nhưng lúc nào về nhà cũng rất sạch sẽ, còn chồng nàng vẫn vậy, rất lười tắm và suốt ngày ngồi chép những trang sách chữ Hán đã cũ nhàu. 
Nhiều người hỏi sao ông chồng nàng chẳng làm việc gì mưu sinh, Chie chỉ cười. Ông ấy là một ông hoàng. Dù rất nghèo và chẳng hề có quyền uy. Ông chẳng làm được gì cho nàng cả, nhưng nàng yêu thương ông với tất cả sự trìu mến xót xa. Trong lúc ông thì đau đáu chỉ muốn về quê hương - nghĩa là rời xa nàng. Nhưng nếu ông không có giấc mơ hồi hương, liệu ông có còn là người đàn ông mà nàng thương yêu không? 
*** 
Năm năm sau. Cơ hội về nước lại đến. Ando Chie lại chuẩn bị hành lý cho Cường Để lên đường. 
Nước Nhật đã trở lại thanh bình. Trước ngày Cường Để về nước, bạn bè làm tiệc tiễn đưa. Ký giả Báo Asahi cũng đến dự. Cụng ly mừng, nhà báo ngỏ ý muốn đưa tin chuyến trở về của vị hoàng thân sau gần bốn mươi năm biệt xứ. 
Chuyến đi lần này bằng đường biển, từ cảng Kobe đáp tàu Hải Minh đến Bangkok rồi theo đường bộ qua Campuchia về Tây Ninh. Vì sao phải về nước qua cửa khẩu Tây Ninh? Vì Việt Nam đang thời kỳ chiến tranh Việt Pháp, Pháp vẫn còn đóng quân ở Nam kỳ. Nhưng Tây Ninh nằm trong lãnh địa của Giáo chủ Phạm Công Tắc. Với sự bảo trợ của Phạm Công Tắc, ông có thể lên bờ an toàn. 
Ký giả Asahi dặn dò: 
- Khi ngài tới nơi rồi, xin điện ngay cho tôi biết. 
Cường Để ngẫm nghĩ: 
- Trong nước hiện đang chiến tranh, tin tức khó gửi. Có lẽ cứ tính theo hải trình, đến trung tuần tháng bảy thì bỉ nhân đã đến quê nhà, quý ông có thể đưa tin được rồi. 
Ando Chie đưa ông đến bến cảng. Mùa thu, khí trời se lạnh. Tiếng quạ kêu vang sau những tàn cây lá đỏ. Ông đi rồi, Chie trở lại căn hộ hai phòng ở phố Ogikubo. Con đường bỗng dài hơn bao giờ hết. Ông hứa sẽ có ngày đón nàng sang Việt Nam. Lúc đó nàng chỉ bảo: "Bao lâu cũng được". Đến bây giờ, một mình trên con đường về nhà, nàng mới thấm thía cả khoảng trống chơ vơ trước mặt, rằng có thể nàng sẽ mãi mãi một mình trên đoạn đường còn lại... 
Nàng tiếp tục khâu những con búp bê vải - những con búp bê đã nuôi sống nàng và ông từ lúc về lại Tokyo. 
Đến tối, chủ nhà, bà Hashimoto gõ cửa hỏi thăm nàng. Bà đem vào cho nàng một gói bánh dẻo. 
"Trông em xanh quá. Tôi pha cho em một chén trà nóng nhé?". 
Chie uống chén trà từ tay bà chủ nhà tốt bụng. Trà nóng làm nàng hồi tỉnh. Nhìn hộp bánh dẻo xinh xắn, nàng nhớ đến chồng. Ông ấy vẫn thích loại bánh này. Nhưng dùng trong khi uống trà Tàu - ông vẫn không quen với trà Nhật. 
Bây giờ ông ấy đi đến đâu rồi nhỉ? Bà Hashimoto vuốt tóc nàng, dẫn nàng sang phòng làm việc của chồng bà, giáo sư Hashimoto Masukichi. Trên vách, giữa những tủ sách đồ sộ là tấm bản đồ châu Á. Bà chỉ cho Chie xem chỗ nào là Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam. Chie chăm chú nhìn. Chồng nàng đang ở trên vùng biển xanh xanh kia, ngoài khơi cái khối màu hồng rất lớn mà bà Hashimoto bảo là nước Trung Hoa. 
"Em đừng buồn, rồi ông ấy sẽ đạt chí nguyện, sẽ trở lại đón em sang, em phải gắng giữ sức khỏe nhé!" - Bà Hashimoto an ủi. 
Chie mỉm cười, nàng cúi đầu thật thấp tỏ lòng cảm ơn bà chủ. Chiều hôm ấy nàng đến chùa Senso, bên chiếc đỉnh lớn nghi ngút khói nhang giữa sân chùa, nàng vớt nhẹ khói hương ủ vào nơi lồng ngực. Lần trong tay áo, nàng lấy ra số tiền nhỏ, đủ cúng dường để xin một lời nguyện cầu. 
Vị sư già hỏi nàng cầu nguyện gì để ghi vào tấm thẻ gỗ trắng ngà. Nàng cúi đầu ngẫm nghĩ. Nàng muốn cầu nguyện những gì, chồng nàng sẽ có quyền uy, sẽ thành lãnh tụ, sẽ giàu sang, sẽ đón nàng về cùng hưởng cuộc sống cao sang? Cầu cho chồng nàng sẽ không quên nàng? Sẽ... Thực lòng nàng muốn gì? 
Chie ngập ngừng một lát rồi se sẽ đọc cho vị sư già chép vào thớ gỗ: 
- Tôi là Ando Chie... Cầu cho chồng tôi là Cường Để vượt sóng gió về đến quê nhà bình yên, sum họp với gia đình. 
Vị sư già ngẩng nhìn nàng. Ông đã viết giúp cho thiện nam tín nữ hàng ngàn lời nguyện. Ông nhìn Ando Chie một lát như muốn hỏi điều gì, nhưng rồi lại thôi, cúi xuống cắm cúi viết. 
Khi trở về nhà, nàng thấy giáo sư Hashimoto đang chờ trước cổng. "Ando, có tin mừng cho cô đây". Ông đưa nàng tờ nhật báo Asahi. "Hoàng tử Việt Nam đã về đến quê nhà sau 32 năm ly hương". Chie mừng rơi nước mắt. Chiều hôm đó nàng làm món mì Nhật và sushi cá hồi, mời ông bà Hashimoto để tỏ lòng biết ơn. 
Ông bà về rồi, còn lại một mình Chie trong căn hộ vắng lặng. Một đoạn đời đã chấm dứt, đoạn đời mới bắt đầu, một chặng đường dài hun hút mà nàng sẽ phải đi một mình. 
Nàng giở tờ báo Asahi, đọc lại bài viết, rồi lật dần ra những trang sau: những mục tìm nhà, tìm việc. 
Cuối tháng bảy, bỗng bà Hashimoto đập cửa căn hộ của Ando Chie, hốt hoảng: 
- Ando, người ta vừa điện đến cho ông nhà tôi. Cô phải ra ngay cảng Yokohama! 
Chie cuống quýt, hai chân run cầm cập, lưỡi líu lại. Nhưng người phụ nữ Nhật dường như được trời phú cho một nghị lực phi thường, nàng kiềm chế thật nhanh cơn hoảng hốt, cầm lấy chiếc ô, chạy ra cửa. 
Bà Hashimoto tốt bụng đã kịp thuê giúp nàng một chiếc xe ngựa. 
Trên cảng Yokohama về chiều, có một ông già ngồi trên chiếc ghế dài, ngẩn ngơ nhìn quanh với đôi mắt vô hồn, mặc kệ bao nhiêu người qua lại. Chie chạy lại gần. Sao mới có một tháng mà chồng nàng đổi thay đến thế, y phục nhàu nát, khuôn mặt gầy tọp rám nắng, mái tóc bạc xỉn đi và bê bết bụi. 
- Ông ơi... 
Chie cầm lấy tay chồng. Bàn tay ông gầy trơ xương, nhưng vẫn là bàn tay của ông, ông đang ở đây, bên nàng. "Ông ơi, sao ông lại về được?". Chie hỏi, nhưng người đàn ông ngẩn ngơ nhìn mông lung, vẻ mặt sững sờ tuyệt vọng, dường như không còn nhận ra gì chung quanh nữa. Ông chỉ không ngớt lẩm bẩm: "Không về được! Không về được nữa! Không về nữa!". 
Với Chie, về là về Nhật Bản, với ông, về là về Việt Nam. 
Hơn một tháng Chie ra sức chăm sóc, Cường Để mới dần dần hồi tỉnh lại. Ông kể với nàng: tàu Hải Minh bị trục trặc bánh lái nên đã ghé Thượng Hải một tuần. Trong khi đó, Báo Asahi đã đưa tin, và mật vụ Pháp biết được rằng chuyến tàu phải cập cảng Bangkok, đã điện cho Bộ Ngoại giao Thái. Vì quan hệ giao thương với Pháp, Chính phủ Thái đã không cho Cường Để nhập cảnh Thái Lan, buộc lòng phải theo tàu quay về Nhật Bản. 
Cường Để không bao giờ còn trở lại như trước kia nữa. Tuyệt vọng, suy sụp, ông đã hoàn toàn là một ông già trái tính trái nết, đau ốm triền miên. Đôi khi, căm hận số phận, ông ném bất cứ cái gì vớ được vào vách. Chie phải cất bộ đồ trà ông đem theo từ Việt Nam thật kỹ, mỗi sáng pha trà xong nàng đứng chờ ông uống xong, đem cất ấm chén rồi mới dám dời mắt. 
Cuối mùa thu có hai người khách ở Việt Nam sang ghé thăm. Họ là hai chính khách đang có thế lực, hứa sẽ tìm cách đưa Cường Để về nước. 
Khách về rồi, Chie dọn tách chén trên bàn, định bưng đi. Chợt ông níu tay nàng: 
- Nàng ơi, nàng có tin ta còn về nước được không? 
Chie đặt khay xuống, quay lại cầm cả hai bàn tay ông, vỗ về: 
- Thiếp tin. 
- Ta cũng tin vậy. Nghe nói chẳng bao lâu nữa người Pháp sẽ rút khỏi Đông Dương... 
Chie lau những giọt mồ hôi đang ứa ra trên trán người đàn ông. Dạo này ông yếu quá, chỉ một cơn xúc động cũng đủ làm mồ hôi toát ra dầm dề. 
Mấy hôm sau ông bồn chồn đến mất ngủ, lúc nào khỏe lại lật giở những thư từ, sách vở đã cất giữ từ bốn mươi năm trước, cả bức Thư huyết lệ của người Việt Nam mà ông viết khi mới ngoài ba mươi tuổi. 
Ba mươi năm đã qua, sứ mệnh cứu nước không còn nằm trong tay thế hệ ông nữa rồi. Nhưng những bức thư cũ này sẽ mãi mãi là kỷ niệm rực rỡ nhất của đời ông. 
- Nàng cất kỹ những giấy tờ này cho ta. Khi ta về nước, đồng bào nhất định sẽ hỏi đến. 
Chie đặt chén thuốc xuống bàn rồi đỡ lấy những tờ giấy cũ vàng tên tay ông. 
Bây giờ ông đã tin nàng thật sự, ông giao cho nàng những tờ giấy này, đối với ông nó còn quý hơn cả bạc vàng. 
- Uống thuốc đi mình - Chie nhắc. Cường Để gật đầu, không đợi Chie nài ép dỗ dành như mọi lần, ông bưng chén thuốc đắng ngắt uống cạn. 
Gương mặt đang rạng rỡ của ông bỗng nhăn nhúm lại, một cơn đau đang âm ỉ dưới sườn non chợt nhói lên. 
Chie đỡ cái bát, tay kia vỗ nhẹ lên lưng chồng như muốn xoa dịu phần nào cái buốt nhói trong cơ thể ông. Tuần trước, bác sĩ Bệnh viện Nihon Ika Daigaku đã nói cho nàng biết, Cường Để đã mắc bệnh ung thư gan, ông chỉ còn sống nhiều lắm là ba tháng nữa. 
Chie giữ kín tin dữ không cho ai hay. Nàng biết đây là lúc nàng phải mạnh hơn bao giờ hết. 
Cường Để cố uống thuốc cho mau khỏi bệnh. Ông xem đi xem lại bức thư của mấy người Việt vừa ghé thăm tháng tám năm ngoái, bức thư hứa sẽ tìm cách vận động cho ông hồi hương. Mỗi lần đọc thư ông thấy khỏe hẳn lên như vừa uống một thang thuốc bổ. 
Nhưng đến đầu tháng tư, sau nhiều cơn đau hành hạ, Cường Để cũng nhận ra rằng mệnh của mình đã hết. 
Ông cố mở đôi mắt mệt mỏi, gắng nhìn thật kỹ những gì chung quanh: khung cửa sổ nhỏ, những chiếc áo Việt may bằng lụa Nhật treo trên vách, chiếc chậu đồng dưới chân giường, những vật dụng thường ngày của cuộc sống lưu vong tạm bợ, giờ phút này ông nhìn chúng với ánh mắt bịn rịn vô cùng. 
Mắt ông dừng lại nơi khuôn mặt Chie đang nhìn xuống, vẻ thầm lặng và nhẫn nhục đầy yêu thương. Ông quờ quạng nắm lấy tay nàng: Mình ơi, mình có phải là Phật Bà Quan Âm của tôi không? 
Đó là lần đầu tiên ông nói lời tri ân với nàng sau bao nhiêu năm chung sống. Nhưng nàng không hiểu gì cả, vì ông không biết là mình không dùng tiếng Nhật. Như một bản năng, mấy hôm nay ông chỉ nói toàn tiếng Việt. 
Chie vẫn cúi nhìn, vẫn vẻ mặt âu yếm xót xa, nàng áp sát mình xuống thân thể còm cõi của ông, tay nắm lấy cả hai tay ông như muốn bảo: Đừng sợ, có thiếp đây, dù đi đến đâu ngài cũng không cô độc. 
Cường Để dần thiếp đi. 
Lúc ấy là năm giờ 5 phút sáng mồng 6 tháng 4 năm 1951. Một mình Ando Chie úp mặt khóc lặng lẽ trên thi thể ông. 
Ngoài cửa sổ, hoa anh đào đang nở. Hôm ấy là ngày đầu của lễ hội hoa anh đào trên đất Nhật. 
*** 

Cửa mở ra, hai người đàn ông theo Ando Chie bước vào căn hộ. Đập vào mắt họ là những tấm hình của Kỳ ngoại hầu Cường Để trên vách. Vị hoàng thân trẻ măng hai mươi lăm tuổi ngày mới đến Nhật. Hội chủ Hội Đông du Phục Quốc, sinh viên trường Đại học Waseda, hình chụp với Thủ tướng Innukai, hình chụp với ký giả Asahi trong bữa tiệc long trọng tại khách sạn Đế Quốc... Tất cả là những trang đời đẹp nhất của Cường Để. Còn hình ảnh buồn thảm những ngày chờ đợi trên sân bay Haneda, những ngày chạy loạn nghèo túng cơ cực, ngày về tang thương trên cảng Yokohama... Những hình ảnh ấy giờ đây chỉ còn trong ký ức Chie mà thôi. 
Hai tay bưng bình tro, Ando Chie trao di cốt Cường Để cho hai con của ông. Nàng cúi mặt thầm nghĩ: Thế là ngài sắp về nhà, giấc mơ cả đời của ngài giờ đây mới thành tựu. Ngài lên đường bình an, lần này thiếp không phải gói sushi cho ngài mang đi nữa rồi. 
Người con trai cả của Cường Để đỡ lấy bình tro di cốt của cha. Mặt ông đầy nước mắt. Ông ngạc nhiên thấy người đàn bà Nhật này vẫn bình thản, nét mặt trang nghiêm dịu dàng chỉ hơi phảng phất buồn. Nhưng người con trai thứ hai đứng cách đó vài bước thấy rất rõ đôi bàn tay của Chie sau khi trao xong bình tro. Đôi bàn tay ấy bấu chặt vào nhau, những móng tay quắp vào da thịt, rồi chúng run rẩy bấu víu lấy đôi tay áo kimono, và đến lượt thớ vải giằng co như sắp bị xé rách ra. 
Khi hai người đàn ông đi rồi, Chie khép cửa, quỳ xuống sàn. Nàng lấy trong ống tay áo ra một mẩu xương và một nhúm tro nhỏ. Chie đã giữ lại cho mình một phần thân thể của chồng. 
Nàng biết mình không làm trái với ý nguyện ông. Dù chẳng hiểu ông nói gì khi sắp mất nhưng nhìn vào mắt ông nàng biết, ông rất muốn ở lại với nàng. Hình như vào giờ phút ấy ông nhận ra mình sắp đi vào một cõi xa thăm thẳm, ở nơi ấy ông sẽ gọi cả trần gian này là quê nhà. Và ở quê nhà đó, một trong những gì giản dị và thân thương nhất chính là Chie... 
Ando Chie mất bốn mươi năm sau, trước khi mất bà để lại di chúc muốn được chôn cùng với nắm tro tàn của Kỳ ngoại hầu Cường Để. Nhưng cho đến nay lọ hài cốt của bà vẫn còn trong phòng mộ tập thể của nghĩa trang Zoshigaya, nơi có những cây tùng xanh biếc và tiếng quạ kêu man mác buồn trong những buổi sáng mùa xuân. 

theo internet

Kim Minh "nóng bỏng" với bikini


Kim Minh "nóng bỏng" với bikini


Những bộ bikini sắc màu được chân dài diện có thể là món quà tuyệt vời cho bạn gái trong những ngày nắng nóng.


Khuôn mặt cá tính, Kim Minh luôn là một trong những người mẫu được các nhiếp ảnh gia và thương hiệu săn đón. Xuất hiện trong bộ ảnh lần này, cô nàng muốn gửi tới các bạn gái bộ sưu tập bikini đẹp mắt cho mùa hè.


Đặc điểm của bộ đồ bơi hai mảnh là cho phái đẹp thỏa sức khoe đường cong trên cơ thể. Vì vậy, chúng "chống chỉ định" với bạn gái có vòng một không căng đầy, bụng không phẳng, bụng to... Với thân hình "phì nhiêu", tốt nhất bạn nên chọn áo bơi một mảnh.

















Stylist: Đăng Tuấn
Trang điểm & tóc: Vogue
Photo: Chung Quốc Hưng

Theo: NS

May 19, 2012

Nỗi Nhớ


Nỗi Nhớ 

 

Nhớ về em chiều mưa giăng phủ 
lòng ngập tràn kỹ niệm ngày thơ 
tuổi Xuân qua một thoáng ai ngờ 
hồn phiêu bạt chìm trong nỗi nhớ. 

Nhớ không em đời vui mấy thuở 
bước vào đời trong trắng màu hoa 
trong sân trường phượng vĩ, tình ca 
tô sắc thắm má hồng năm ấy... 

Nhớ không anh đời vui từ đấy 
chờ tan trường để đón người thương 
hay ước mong chung một con đường 
tình lãng mạn mơ làm thi sĩ... 

Nhớ về nhau qua hương Dạ Lý 
đôi nhân tình sánh bước đêm mơ 
môi ấm tìm viết tiếp vần thơ 
cùng rung cãm trong vòng tay ấm. 

Nhớ đời qua màu hoa vẫn thắm 
trong nồng-nàn ký ức ngày xưa 
lòng chợt vui ấm-áp chiều mưa 
tình vẫn đẹp trong ngàn nỗi nhớ. 


Liêu Hoàn Vũ

May 16, 2012

QUỶ CỐC - HỒI 41 - AI TÀN SÁT NAM BẮC ĐAO GIA TRANG ? - THIÊN MA THẦN GIÁO


QUỶ CỐC - HỒI 41 - AI TÀN SÁT NAM BẮC ĐAO GIA TRANG ? - THIÊN MA THẦN GIÁO
Chương Lâm tỉnh lại thì trời đã sáng , trời sáng nhưng mây mù ảm đạm , những cánh hoa tuyết đầu mùa vẩn rơi lất phất , gió lùa vào cái hốc đá khá lớn tạo thành những thanh âm ù ù làm cho cái cảm giác lạnh lẻo càng tăng hơn , con Huyết Câu đang luẩn quẩn trước cửa hang , nó kiên nhẩn chờ chàng ngủ dậy , Chương Lâm hi hí mắt khẻ nhìn ra cái vòm tròn hơi meo méo lòa xòa lơ thơ mấy cọng cỏ phất phới theo gió lạnh, chàng nhớ lại những việc đã xảy ra hồi đêm , chàng lần lượt điểm lại từng sự kiện , những hình ảnh hiện lên trong đầu , khuôn mặt của tên bị thương hiện lên rỏ nét , gương mặt quen quen hình như chàng đã gặp một lần nào đó trong khoảng thời gian ngắn ngủi giang hồ của chàng , hẳn là hắn không nhớ chàng ,vì chàng cảm nhận hắn không có một tí biểu hiện gì , dù là nhỏ nhất ngoài cái nhìn nghi hoặc khi chàng tiến đến hỏi han những cao tăng Đại Pháp Tự .

Khi chàng bất ngờ nhận chùm ám khí , thì có lẽ bọn này đã bắt đầu theo dõi chàng kể từ khi tên bị thương tỏ ra nghi hoặc chàng ... vậy bây giờ bọn chúng còn theo dõi chàng không …
Nghĩ đến đây Khúc Chương Lâm giật mình , chàng lại hồi tưởng cảnh An Tông đuổi theo chàng , tốc độ của hai người rất cao , như vậy bọn chúng có khả năng khinh công đễ theo kịp chàng và An Tông không ? có lẽ không , nghĩ đến đây chàng thấy hơi yên tâm , như vậy chúng vẩn chưa biết chàng là Thiên Ma nhân , Chương Lâm tự nhủ mình phải cẩn trọng hơn trong hành tung , đường từ đây về lại Hắc Câu Nhĩ và Thiên Sơn còn xa lắm , chàng không nên đụng độ bọn hắc y , Đại giáo chủ có lẽ đang chờ tin chàng , tính thời gian thì từ đây đến ngày liên minh Diệt Ma phù Chính nhập Thiên Sơn còn khoảng hơn 300 ngày nữa , chàng phải về sớm đễ Thiên Ma còn chuẩn bị “nghinh tiếp” quần hùng …

Đễ an toàn và tránh phải chạm mặt “người quen “ Côn Luân hay bọn hắc y , Chương Lâm quyết định thay đổi hình dạng , ngẩm nghĩ mãi chàng quyết định …
Thế là người ta thấy trên đường về sa mạc Lục Thần Sa , đường về bộ tộc Hắc Câu Nhĩ , một anh chàng thư sinh nho nhã , trong chiếc áo dài màu trắng có thêu những vệt vàng nhạt , đội một chiếc mũ nan có một tấm khăn vãi bông che ngang mặt , lưng chàng đeo bọc hành lý , không thấy gươm giáo gì , có lẻ thanh gươm lưỡi cong chàng giấu kỹ , chân chàng mang giày vải , trời tuyết lạnh mà chàng nom phong phanh quá làm nhiều bà nhiều cô các quán trọ ven đường ái ngại , cám cảnh thư sinh thi rớt trở về chắc buồn lắm hay sao , cho nên lúc nào cũng cúi gầm mặt xấu hổ, che mắt thế gian dưới vuông khăn kia , trông tội quá .

Chàng thư sinh tướng tá to con mà đi đứng thì rụt rè , ăn nhỏ nhẹ , nói chỉ be bé nên chàng thường được các chị các em tính tiền rẻ rẻ , nhiều chị thấy chàng dễ thương cũng đã tìm cách an ủi chàng ( người đâu mà đẹp trai thế nhể , như Phan An Tống Ngọc đấy chứ , thi hỏng à , tạm lưu lại đây chờ khoa sau nhé , thư sinh bần hàn quán trọ không lấy tiền , đỗ đạt trả sau cũng được, về quê xa lắm ) nhưng khổ nỗi niềm đau buồn vì thi cữ gặp số “học tài thi phận” luôn nằm trong ánh mắt nổi lòng của nho sinh nên chàng thường từ chối tấm thịnh tình của quý chị em ( nhỡ mà lại thêm một cô hay chị nữa thì chàng sống đằng nào ).

Đã ba ngày kể từ khi chàng bắt đầu quay về Thiên Ma lảnh , ngày đi đêm nghỉ , chàng thư sinh áo vãi bần hàn lắt lẻo trên mình chú ngựa mang bộ lông màu đỏ nhung , được giấu kín dưới tấm áo khoác bằng vãi thô , người ngựa đi ròng rã ba ngày cũng đã đến được Lũng Châu Phong một thị trấn khá sầm uất nằm ven một con sông có tên Hãn Châu chảy dữ dội vào mùa hè nhưng bây giờ đã bắt đầu đóng băng , Chương Lâm thúc ngựa chạy qua một cây cầu được làm bằng những súc gổ to , trông thô sơ nhưng có vẽ chắc chắn . 

Chàng qua cầu rẽ về phía bắc của thị trấn , đây là một nơi mà chàng đã cùng Thành Thư tạm dừng chân khi cả hai đi tìm Bất Chấn Hạp nội tổ phụ của Thành Thư , thị trấn vào mùa đông nhưng vẩn khá sầm uất , nơi đông người như thế này chàng có thể vừa nghe ngóng vừa hòa lẩn với nhiều khách thương hồ thập phương đi buôn lụa , dừng chân ăn uống và trọ qua đêm …

Chương Lâm dừng trước một quán trọ nhỏ bé tồi tàn nằm cuối con đường chạy xuyên thị trấn , chàng buộc dây ngựa xong thì ra vẽ nặng nề mệt nhọc bước vào quán trọ , trong quán vào buổi trưa lưa thưa vài thực khách đang ngồi ăn bánh bao hay uống rượu kê hâm nóng , trưa nay trời rơi tuyết lất phất , gió lạnh se sắt , Chương Lâm theo thói quen chàng chọn một chiếc bàn nhỏ nằm ngay góc khuất nhưng vẩn có thể trông bao quát cả cái quán . Chương Lâm ho khúng khắng và ra hiệu cho tiểu nhị đến gần : 
_ Cho tiểu sinh một bình rượu nóng với vài cái bánh bao có nhân . 
Tên tiểu nhị chẳng nói chẳng rằng quay đi , Chương Lâm nhìn chung quanh , chàng thấy một nhóm hai trung niên với một thanh niên độ chùng tuổi chàng đang ngồi ăn , chung quanh họ những bọc hành lý khá to có lẽ chất đầy tơ lụa , cả nhóm nói chuyện khá ồn ào , một bàn khác chàng thấy hai ông lão với một bà già đang co ro trong những tấm chăn làm áo ngồi ăn nhỏ nhẹ những chiếc bánh bao nóng với những bát mì nước sợi to , Chương Lâm thấy yên tâm , không có gì khả nghi .

Chàng ăn uống “từ tốn” , chàng đang cố gắng khép mình lại càng “nhỏ bé tầm thường” càng tốt , chỉ một loáng là chàng đã thanh toán xong năm cái bánh bao và chàng đang uống đến chén rượu thứ ba thì có tiếng ồn ào ngoài cửa , một chốc sau thì có ba tên ăn mày bị gậy lò dò bước vào quán , theo lệ thì dân Cái bang thường không ngồi quán , mà có lẽ quán cũng chẳng khoái có thực khách là dân Cái bang , nên quan hệ hàng ngày không lấy gì làm hữu hảo , vì thế tên tiểu nhị chau đôi lông mày rậm của hắn và mặt nhăn tít vì cái mùi hương hàng hiệu của ba đệ tử bị gậy hàng năm , sáu túi đang lục tục đi vào cái bàn ngay giữa quán .

Tên tiểu nhị chắn ngang đường của ba vị “ khách quý “ rồi to giọng hỏi : 
_ Đi đâu đây ?
Một đại Cái bang năm túi giương mắt nhìn tên tiểu nhị ra chiều không hiểu tại sao tên này lại hỏi như thế , một Cái bang khác có vẽ trẻ hơn một tí hơi rụt rè trả lời : 
_ Đi uống rượu .
Tên tiểu nhị lại nhăn mặt , hắn hắng giọng rồi hỏi hơi to : 
_ Có tiền chứ ?
Cái bang sáu túi nãy giờ làm thinh trước những câu hỏi không lấy gì thiện cảm của tên tiểu nhị , lão móc túi lấy ra ba mảnh bạc vụn còn mới sáng óng ánh đưa ngay trước mặt hắn , tên tiểu nhị lại nhăn mặt , hắn lại nói giọng đã nhỏ hơn : 
_ Nhặt ở đâu thế , hay là … hắn bỏ lửng .
Người ta nghe một tiếng ặc nho nhỏ , cổ họng của tên này đã nằm gọn trong những ngón tay đen thùi móng dài đầy ghét bẩn của Cái bang nhỏ tuổi , tên tiểu nhị không la lên được một tiếng nào , lão Cái bang sáu túi khẻ gở tay Cái bang nhỏ tuổi ra, tên tiểu nhị xoa tay lên những dấu hằn đỏ ửng và lật đật chạy vào trong. Chừng độ nữa khắc thời gian một nương nương trạc độ ba mươi bưng một dĩa bánh bao bốc khói và một hủ rượu ngô đặt lên bàn của ba vị đại Cái bang , cả ba người ăn uống như giông gió bay vèo dĩa bánh bao to và bây giờ thì đang chuyền tay hủ rượu , rượu vào thì lời ra , Cái bang nhỏ tuổi quẹt tay ngang mũi chắp miệng rồi nói : 
_ Rượu ngon , bánh to thật là sảng khoái .
Cái bang năm túi đặt hủ rượu đã vơi nhiều xuống bàn nghe cái cạch , y khoát tay : 
_ Ta thích uống bên ngoài hơn .
_ Ta cũng thế . Cái bang sáu túi đồng tình .
Cái bang chưa có túi vừa giành lấy hủ rượu vừa nói : 
_Nhưng ở đây ấm hơn .
Cái bang sáu túi trừng mắt nhìn y , Cái bang chưa có túi cụp hai con mắt xuống , y lầm bầm : 
_Không hiểu nổi , trời lạnh ngồi trong quán chẳng sướng hơn , lại ước ao ngồi ngoài đường ( đến đây y còn nói nhỏ hơn : đúng là số ăn mày )

Cái bang sáu túi dường như hiểu được những tâm tư của Cái bang chưa có túi , ông từ tốn giải thích : 
_ Ngươi mới đi ăn mày tập sự chưa có hiểu biết , lại mới được kết nạp với bọn ta nên chưa ai nói cho ngươi rành rẻ về Bang quy , đễ ta nói cho ngươi nghe ….
Lão tằng hắng một tiếng rồi nói tiếp , giọng hơi nhỏ đi : 
_ Ngày xưa Lão tổ Bạch Y Thần Chu Mộng Sinh là một văn nhân vũ hiệp , thần thông quảng đại , làu thông kim cổ đông tây ( chỗ này Cái bang sáu túi nổ dữ về tổ sư ăn mày ) Ngài trong một lúc cuồng điên tình ái ( sic ) đã bỏ nhà ra đi , phiêu bạt giang hồ lang thang từ nam chí bắc , đi đến đâu Ngài cũng gặp những thảm cảnh tình người ( sao nghe giống Đức Thích Ca )…. nói đến đây lão e hèm một tiếng rồi đảo mắt nhìn quanh , lúc này hai ông bà già cùng nhóm thương gia đã tạm dừng ăn uống và bắt đầu nghe Cái bang sáu túi kể sự tích Cái bang ... 
Chương Lâm cũng không ngoại lệ , chàng dùng cách không nhĩ lắng nghe giai thoại về tổ sư Cái bang ( coi bộ hấp dẩn , có chuyện làm quà cho ba cô nàng rồi đây , Chương Lâm gật gù ) Cái bang sáu túi hắng giọng nói tiếp : 
_ huynh diệt đệ , tử phản sư , bằng hữu hại nhau , môn hạ tương tàn , nhiều thảm cảnh gia đình , sư môn của nhân gian và chốn giang hồ chung quy đều do sự tham lam , đố kỵ , tiền bạc danh vọng , quyền lực , nữ sắc , công phu , hảo đao bảo kiếm mà ra …
Dừng lại một tý , Cái bang sáu túi tợp một ngụm rượu nhỏ lấy giọng kể tiếp : 
_ Một hôm ngài dừng gót giang hồ tại Cảnh Hàn Nguyệt Viên , một quán rượu to nhất ven hồ Động Đình , Nhạc Dương trấn , tại đây có một người Việt Thường xưa tên là Triệu Vô Ưu thường gọi là Triệu lang vì cảm tài mến tính của ngài đã kết nghĩa bằng hữu kim lan với ngài , con gái lớn của lão Triệu đã hai mươi xuân xanh mà chưa có chồng , là một người có sắc đẹp nghiêng thành đổ nước nhưng không rõ tên gì thường được kêu là Mã Thượng cô nương à quên … Mã Thị cô nương chứ , Mã Thị thấy lão bằng hữu của thân phụ tuy lớn tuổi nhưng đẹp trai cao ráo lại tài giỏi cầm kỳ thi họa cái nào cũng tuốt tuồn tuột thì phát sinh lòng yêu mến , nàng tấn công lão tổ sư kịch liệt , nhưng lão tổ sư là bậc chính nhân quân tử (sic) đâu có dễ vì sắc đẹp mà làm điều trái ngược luân thường đạo lý vụng trộm với con gái rượu của bạn , nên ngài đã bỏ bạn tri giao ra đi và thề rằng từ đây về sau ngài không bao giờ đi ăn nhậu trong nhà hàng tửu quán , đễ khỏi sa vòng bóng sắc nữ nhi... vì ngài sợ lần sau sẽ cầm lòng không đậu …

Chương Lâm cố gắng nhịn đễ khỏi phì cười vì cái “lịch sử” của “quy tắc không ngồi quán” của Cái bang do Phương Cung ( Cái bang môn đệ đưa tin của Sầm lão bà đến cho Bành Khoái Hạc chưởng môn Côn Luân , xem lại những tập trước ) nổ từ nảy đến giờ , dĩ nhiên là Chương Lâm không biết mặt hay nhớ tên Phương Cung , và chàng cũng chưa biết Phương Cung có mặt tại lễ thượng thọ ở Côn Luân …
Phương Cung đảo mắt nhìn quanh một cái rồi kết luận : 
_ Kễ từ đó, sau khi dân Cái bang suy tôn Bạch Y Thần Chu Mộng Sinh làm tổ sư của Bang , không đệ tử ăn mày nào chịu vào quán uống rượu ,( nhưng ngồi trước quán thì được ? , cái bang không túi hỏi nhỏ ) bang chúng Cái bang tự do tự tại , hành tẩu giang hồ không hại ai không câu kết với ai , không gây oán thù , tự mình sống …

Lúc này Cái bang năm túi phấn khích đứng lên , tay lão giơ cao bát rượu , lão hát ư ử một hành ca Cái bang , có lẽ rất thịnh hành trong bang chúng : 
_ Đời ta lang thang , không cần ai cưu mang ,sống phơi gan ( ý nói sống thiệt thà dũng cảm chắc ), là chết thây tan …( cái này hẳn nhiên rồi )

Giữa lúc trời đầy tuyết rơi thê lương thế này , ba gã ăn mày say rượu rên ư ử bài ca cũng thê lương không kém , làm các thương gia buôn lụa sợ “hên” lây cái duyên ăn mày hay sao nên lần lượt ra đi , ba bô lão chắc nghe câu cuối của bài hát thì hãi quá cũng cáo biệt ra về , thế là trong quán chỉ còn bọn Cái bang và Chương Lâm...

Lúc này Cái bang không túi cũng tràn đầy nhã hứng chân tay quờ quạng , nâng hủ rượu nốc cạn rồi ngó quanh ý muốn tìm tiểu nhị , nhưng không thấy đâu , có lẽ y bị đòn đau nên lặn mất , ánh nhìn mơ hồ , mờ mờ tỏ tỏ của y bổng bất chợt bắt gặp thư sinh thi rớt đang ngồi rầu rỉ ngó tuyết rơi mà lòng thì chắc buồn rườì rượi , giang hồ tứ hải giai huynh đệ , trong buổi trời ảm đạm này bổng nhiên đại Cái bang không túi có nhu cầu tâm sự chia sẽ , thế là hắn loạng choạng bước tới bên bàn của Chương Lâm , y lè nhè lên tiếng : 
_ Tiểu thư sinh , ngươi buồn à , ta cũng đang buồn đây …

Chương Lâm khẻ ngước lên nhìn hắn , ẩn chứa trong đôi mắt đang mờ đi và vẽ mặt đen đúa lem luốc của hắn là ánh tinh anh sắc buốt , Chương Lâm thấy ở đó cả một trời thù hận buồn tủi mênh mang , bàng bạc . Bất giác chàng cũng giơ tay cao nâng cái chén sứ men xanh của mình không nói không rằng làm một hơi cạn đến đáy , Cái bang không túi ngửa mặt lên trời cười một tràng ha hả mất hai giây đột nhiên y ôm mặt khóc hu hu , Chương Lâm thộn mặt ra chẳng hiểu tên này có tâm sự gì đau đớn thế , đi ăn mày đối với rất nhiều người là tận cùng bằng số rồi , vậy hắn còn phải đau khổ vì cái gì nửa chứ , tuy bụng nghĩ thế nhưng Chương Lâm không tỏ ra vồ vập thăm hỏi gì , chàng sợ giao tiếp nhiều sẽ lộ thân phận thì lại thêm rắc rối …

Cái bang năm túi thấy tên nhỏ tuổi khóc như thế thì tiến đến bên bàn của Chương Lâm , lão cũng cung tay xin lỗi dù đã hơi loạng choạng , lão nói : 
_ Các hạ bỏ thứ , tên này có tâm sự lớn lao , không kìm được thế thôi .
Chương Lâm đứng lên vòng tay thi lễ với lão ăn mày đang mặt đỏ gay , chàng buồn bả rụt rè lí nhí : 
_ Cung kính lão tiền bối , tiểu sinh thất lễ , đại ca đây miễn thứ … chàng xoay sang tên nhỏ tuổi nói như thế . Tên Cái bang không túi ngừng khóc ngồi ngay xuống cái ghế đối diện với Chương Lâm ra chiều muốn trút bầu tâm sự , Chương Lâm không nói gì chàng chỉ mĩm cười , lão ăn mày năm túi xốc nách Cái bang nhỏ tuổi ra khỏi ghế lê hắn về bàn , vừa đi vừa ngoái lại phân trần với Chương Lâm : 
_ Các hạ tha lỗi , gia đình đại nạn , ác nhân ma đạo tàn sát không còn một mống ( lão ăn nói nghe lổ mảng )
Dạo này mấy chữ ác nhân và ma đạo làm cho Chương Lâm ám ảnh , nên vừa nghe lão Cái bang thốt ra mấy tiếng đó làm chàng giật mình , Cái bang năm túi thấy tiểu thư sinh giật mình muốn té theo tên nhỏ tuổi thì thấy tội nghiệp “ chậc , chân yếu tay mềm , trói gà không chặt “.
Lại một vụ gì nửa đây ? Chương Lâm tự hỏi , Thiên Ma của chàng không tấn công giết người trừ phi tự vệ , không đánh trước nếu không bị đe dọa ( nói là nói vậy chứ tù binh vào tay Thiên Ma thì cũng đầu rơi máu đổ , khi hận thù lên tiếng mà , xem lại các hồi đầu )
Thư sinh Khúc Chương Lâm ra vẽ quan tâm dò hỏi , lão Cái bang sáu túi Phương Cung nghe nhắc đến ác ma thì lộ vẽ giận dữ , lão cung tay chém mạnh vào không khí cơ hồ như tên ác ma đang đứng trước mặt , lão gằn giọng thốt lên :
_ Bọn Thiên Ma này quá ác tâm , đàn bà con nít cũng không chừa , toàn gia hơn ba mươi mạng không ai sống sót …

Lão ngừng nói , nhìn Chương Lâm có vẽ dò xét , tên thư sinh mắt đang dại đi vì sợ hãi kia chắc chẳng hiểu gì Thiên Ma Địa Ma là cái con gì , nên lão nói tuột ra một hơi : 
_ Tiểu nhi ta đây là con nhà danh gia , phụ thân và mẫu thân của y chính là Nam Chính Đao Đào Tam Mãn , Bắc Phụng Đao Tiếu Hà Như cùng toàn gia đã chết dưới tay của bọn ma đạo sau khi từ Côn Luân ra về …

Chương Lâm chợt nghe một luồng điện chạy theo từ sống lưng lên đến đỉnh đầu , hôm đó chàng ra tay cực mạnh với Thiên Chỉ Thần Thông đễ thoát khỏi tên hắc y và Đại Pháp Tự cũng như bọn Côn Luân , không biết người tử nạn có dính dáng gì với vụ hôm đó không ? và bọn ma đạo nào đã ra tay mà bây giờ lại đổ cho Thiên Ma ? cần phải biết mới được , nhưng làm thế nào bây giờ , chàng đang nhập vai thư sinh học dốt thi rớt về quê , chẳng có chút lý do gì đễ tỏ ra quan tâm tới hắn...
Tên Cái bang không túi vừa được hai lão đại ca xốc nách ngồi lên , thì y ụa ụa làm hai lão đại ca vội nhảy tửng ra ngoài , chẳng mấy chốc hắn đã phun ra một đống cơm nồng nặc mùi rưọu ngô , lúc này nương nương nhà quán cũng chạy ra kêu la inh ỏi , tên tiểu nhị lo thu dọn hậu quả mà miệng thì lầm bầm , Khúc Chương Lâm chợt nghĩ ra một kế ( chàng thấy sao mình thông minh thiệt , lúc nào cũng nghĩ ra kế ! ) nhưng có điều chàng hơi đắn đo vì sau này có thể lộ thân phận , nhưng không làm ngay bây giờ thì không còn cơ hội nào khác , chàng quyết định …

còn tiếp

Nguồn: http://4vn.eu/forum/showthread.php?p=733643#post733643#ixzz1uzKFYEf2

TPHCM: Bé gái 11 tuổi phát điện từ trường cao khiến đồ đạc bốc cháy ?



Xem hình
PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng: Não phải của bé gái "đốt cháy" mọi vật phát triển giống nhà tu hành


PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng nhận xét cháu Th: "Đây là con người đặc biệt" PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, sau khi đo chụp hào quang, các nhà khoa học nhận thấy bán cầu não phải của Th phát triển và có một vệt hơi lạ. “Chỉ có nhà tu hành, nhà triết học hay họa sĩ thì mới có hiện tượng đó", ông khẳng định.




Loại trừ khả năng ảnh hưởng của môi trường sống

Chiều 15/5, đoàn các nhà nghiên cứu gồm chuyên gia khoa học, bác sĩ trong lĩnh vực văn hóa, y học, sinh học môi trường… do PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng, Hiệu trưởng trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng dẫn đầu đã đến nhà cháu bé 11 tuổi có khả năng gây cháy tại A75/6E/1, đường Bạch Đằng, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM để tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu về khả năng gây cháy đồ vật của cháu Th.

Do có đông đảo phóng viên tụ tập bên ngoài nên gia đình phải đóng kín cổng. Sau khi tìm hiểu, làm việc với gia đình và tiếp xúc trực tiếp với bé Th, PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng đã nhận định: “Nên xem đây là trường hợp hết sức đặc biệt. Đây là hiện tượng lạ của Việt Nam và cả thế giới”.
Đông đảo phóng viên vây nhà cháu bé
PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: “Hôm nay chúng tôi đến đây để hỏi thăm, điều tra cơ bản về gia đình, về cuộc sống của cháu, ăn ở thế nào và cảm giác trong người ra sao. Chúng tôi thấy cháu có cảm giác khó chịu trong người”.

Ông Hùng khẳng định cháu bé có khả năng gây cháy ổ điện, vật dụng bằng nhựa, quần áo… Với khả năng của Th, bất kể thứ gì cũng có thể cháy. “Xin tuyên bố, cháu đi học bằng xe bus cũng cháy. Vào trường cũng cháy đến nỗi phải có bình chữa lửa riêng và có lúc cháy thành ngọn lửa cao lớn. Đây là hiện tượng rất kỳ lạ”, PGS.TS Hùng nhấn mạnh.
Nhưng căn nhà kín cổng cao tường nên PV đợi ở ngoài
Đoàn cũng đã nghiên cứu về môi trường sống ở đây. Nhận thấy trước nhà bé Th có trạm điện nên giả thuyết được đặt ra là: trạm điện có thể xảy ra ảnh hưởng với cá nhân nào đó mà không ảnh hưởng đến người khác. Nhưng bé đi nơi khác cũng xảy ra cháy nên khả năng này bị loại. Về đất sống ở đây cũng được loại trừ vì: “Nếu đất sống ở đây có vấn đề gì thì tại sao bé đến nơi khác vẫn cháy”.

Gia đình đã lấy những thông số như đất, nước, các đồ vật trong nhà... để đưa các nhà chuyên môn phân tích, chẩn đoán.

Não phải phát triển giống nhà tu hành?!

PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, sau khi đo chụp hào quang, các nhà khoa học nhận thấy bán cầu não phải của Th phát triển và có một vệt hơi lạ. “Chỉ có nhà tu hành, nhà triết học hay họa sĩ thì mới có hiện tượng đó. Dù cháu bé nói không tập trung suy nghĩ, không mang tư tưởng tôn giáo nhưng tôi phát hiện bán cầu não phải của cháu có điều hơi khác. Sơ bộ thì thấy ở bên bán cầu não phải là nơi tư duy trừu tượng của những nhà tôn giáo chỉ có thì cháu lại phát triển ở đó”, ông Hùng nói.
Trong nhà, cha cháu bé nói chuyện với các nhà khoa học
Cái bất thường tiếp theo là cháu không tập trung, không ngồi, không sờ vào nhưng vẫn gây cháy các đồ vật. Không có một giới hạn cụ thể nào về khoảng cách giữa cháu bé và đồ vật bị cháy. “Nơi nào cháu ở thì có thể cháy chứ không tập trung vào cái gì hay ngồi lên cái gì thì mới cháy. Đó rất kỳ lạ. Cháu ngồi trên lầu thì cháy ở dưới. Nơi nào có cháu đặt chân đến là có thể cháy”, PGS.TS Hùng nhấn mạnh.

Ông Hùng cũng cho hay, trên trán cháu bé có một vệt đỏ. Khi đeo vòng đá thạch anh vào thì cái vệt đỏ ở trên trán hết. Tháo vòng ra thì vệt đỏ xuất hiện trở lại. Khi đeo vòng cháu cảm thấy khó chịu như là có dòng điện chạy qua.
Người nhà cháu Th cho xem lại những vụ cháy mà nguyên nhân nghi ngờ khả năng của cháu
Nhiều người lo lắng cho cuộc sống của bé gái 11 tuổi khi “bỗng dưng bị nổi tiếng”. Thế nhưng, hiện việc học và sức khỏe của cháu Th vẫn bình thường. Cháu rất thông minh. Những ngày qua tâm lý của cháu lúc đầu lo lắng nhưng bạn bè rất thông cảm. Bạn bè xem cháu Th là trường hợp đặc biệt chứ không xa lánh.

Th có gương mặt bầu bĩnh, dễ thương và đôi chân mày rậm. Không những vậy, cháu còn thích nhảy nhót, hòa nhập với cộng đồng. Khi các nhà khoa học hỏi sở thích sau này thì Th cho biết rất đam mê ngành sinh học mổ xẻ.
Còn với PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng nhận xét cháu Th: "Đây là con người đặc biệt"
“Đây là trường hợp chúng ta sở hữu một tài sản rất quý. Một con người xuất hiện rất đặc biệt và không nên coi thường trường hợp này. Chúng tôi chữa trị bằng phương pháp khoa học, khám nghiệm lâm sàng bằng y học, chẩn đoán theo tư duy trừu tượng. Chúng tôi tiếp tục nghiên cứu và sẽ công bố khi có kết quả”, ông Hùng nói.

Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng cho biết không hạn chế thời gian nghiên cứu và để ngỏ khả năng mời các chuyên gia, nhà nghiên cứu nước ngoài vào hợp tác trong vụ việc này.

Công Quang

May 13, 2012

HAPPY MOTHER ' DAY !

May 11, 2012

Đến Cuối Đời Có Gì Để Tiếc


Đến Cuối Đời Có Gì Để Tiếc 

 

Một bài viết của một cô y tá người Úc dạy mình nhiều bài học về lẽ sống ở đời. Bài viết được truyền đi trên Internet, nhiều người bấm “like.” Có một trang blog chỉ in lại bài này thôi mà cũng được tới 52,000 người bấm nút “like.” Bài viết mang tựa đề “5 nỗi hối hận của người sắp qua đời,” cho thấy những điều người ta tiếc nuối khi biết mình sắp chết. Tác giả Bronnie Ware là một nhạc sĩ sáng tác, từng là y tá chuyên điều trị người sắp chết. Ðây là những bệnh nhân biết mình không qua được, không muốn chữa trị nữa mà về nhà chờ ngày ra đi vĩnh viễn. Trong những ngày đó, cô Ware tới chăm sóc họ, cho họ uống thuốc, và họ trò chuyện với cô. Cô nói, “Họ trưởng thành rất nhiều khi họ phải đối mặt với cái chết của mình.” Khi cô hỏi họ có gì tiếc nuối không, một số câu trả lời cứ trở lại mãi. Dưới đây là 5 câu thường nghe nhất. Cô Ware hiện đã viết thêm thành một quyển sách mang tên “THE TOP FIVE REGRETS OF THE DYING,” nhà xuất bản Balboa Press, có bán trên Amazon.com. 1. “Tôi ước gì tôi có đủ can đảm để sống cho mình, thay vì sống theo ước muốn của người khác.” Ðây là điều tiếc nuối lớn nhất, cô Ware nói. Khi sắp qua đời, nhìn lại, người ta mới thấy mình có những điều ước chưa bao giờ thực hiện. Hầu hết mọi người còn chưa thực hiện được một nửa điều mình muốn và phải nhắm mắt ra đi biết rằng đó là do chọn lựa của mình. Cô Ware nói: “Ðiều quan trọng là thỉnh thoảng phải thực hiện vài điều mình ước mơ. Ðến lúc mình bệnh thì trễ mất rồi. Sức khỏe là điều kiện để thực hiện nhiều thứ, mất rồi thì quá trễ.” 
2. “Tôi ước gì tôi đừng đi làm nhiều quá như vậy.” Cô Ware nói gần như bệnh nhân phái nam nào cũng nói vậy. Các ông ấy do quá quan tâm việc làm, đã lỡ mất thời em bé hay thiếu niên của các con, lỡ mất tình bạn với người bạn đường. Phụ nữ cũng nuối tiếc như vậy nhưng ở thế hệ các bệnh nhân của cô Ware, số phụ nữ đi làm thường không nhiều. Còn đàn ông, thì “tất cả nuối tiếc đã phí đi quá nhiều phần của cuộc đời cho cuộc chạy đường trường vì sựnghiệp.” 
3. “Tôi ước gì tôi có can đảm bày tỏ cảm xúc.” Nhiều người cố nén cảm xúc để không bị đụng chạm. Kết quả là cuộc đời của họ bị đè nén. Có người còn vì thế mà bị bệnh. 
4. “Tôi ước gì tôi giữ liên lạc được với bạn bè.” Nhiều người không thực sự biết giá trị của tình bạn cũ cho tới những tuần cuối đời và nhiều khi không còn kịp tìm lại bạn cũ nữa. Ðời sống bận bịu, ai cũng có lúc bỏ bê bè bạn. Nhưng khi người ta biết mình sắp chết, người ta trước tiên hết lo sắp xếp vấn đề tài sản đâu ra đấy, nhưng nhiều khi họ muốn sắp xếp để giúp đỡ những người họ quan tâm. Rồi họ lại quá yếu, quá mệt, không làm được việc này. Ðến cuối đời, cái còn lại chỉ là bạn bè và người thân là quan trọng. 
5. “Tôi ước gì tôi cho phép mình được hạnh phúc hơn.” Ðiều đáng ngạc nhiên là rất nhiều người nói lên điều này. Nhiều người phải đến lúc gần ra đi mới thấy là hạnh phúc là một chọn lựa. Nhiều người cứ sống và làm theo thói quen, để quên đi mất mình có quyền thay đổi hết để tìm đến hạnh phúc. Ðến lúc nằm trên giường bệnh, nhiều người lúc đó mới thấy chuyện người khác nghĩ gì, chê bai gì, là chuyện không quan trọng gì hết. Họ chỉ muốn được vui, được cười, được hạnh phúc. 



Trần Đức (MDC 68-75) sưu tầm